Xử phạt như thế nào đối với hành vi đỗ xe ven đường gây hậu quả chết người?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Xử phạt như thế nào đối với hành vi đỗ xe ven đường gây hậu quả chết người?

Hỏi:

Có 1 chiếc ôtô tải đỗ ven đường từ sáng đến tối, khoảng 6 giờ tối có một thanh niên đi xe máy đâm vào sau xe ôtô trên, hậu quả anh thanh niên đó chết. Xử lý hình sự theo điều 202 Bộ luật hình sự, hay điều 203 ? Ai là người có lỗi ?

Trả lời:

Hành vi phạm tội của người lái xe trên sẽ được chỉ dẫn đến Luật giao thông đường bộ năm 2008 để xem xét hành vi phạm tội đó vi phạm quy định nào của luật GTĐB 2008. Theo quy định tại khoản 2, Điều 18, luật Giao thông đường bộ thì : “Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.” Đồng thời, Khoản 3 quy định Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

và khoản 4 có quy định Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

a) Bên trái đường một chiều;

b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

g) Nơi dừng của xe buýt;

h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Như vậy, nếu người tài xế của chiếc xe ô tô tải trên mà thực hiện đúng các quy định trên về đỗ xe thì anh ta sẽ không có lỗi đối với hậu quả cái chết của anh thanh niên kia. Còn nếu người tài xế của chiếc xe ô tô tải không tuân thủ các quy định trên về đỗ xe, có nghĩa là anh ta đã vi phạm các quy định về dừng, đỗ xe, từ việc vi phạm đó là làm cho anh thanh niên đi xe máy và đâm vào sau xe và chết như vậy là người tài xế này có lỗi đối với hậu quả chết người của anh thanh niên và phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 BLHS. 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)