Giải đáp quan trọng khi Thành lập doanh nghiệp, Thành lập công ty. Tại sao phải thành lập doanh nghiệp? Bạn không thể kinh doanh lớn với tư cách cá nhân hoặc sẽ bị gặp các rắc rối về mặt pháp lý.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

GIẢI ĐÁP QUAN TRỌNG KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp là gì? Tại sao phải thành lập doanh nghiệp? Những lợi ích khi thành lập doanh nghiệp là gì? Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp? Những ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp như thế nào? 

Công ty Luật Hoàng Sa với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn luật cho doanh nghiệp, Chúng tôi chia sẻ một số kiến thức trước khi thành lập doanh nghiệp với Quý khách hàng như sau:


 

1. Tại sao phải thành lập doanh nghiệp?

Để bắt đầu hoạt động kinh doanh, bạn không nhất thiết phải thành lập doanh nghiệp, công ty. Tuy nhiên việc đầu tư kinh doanh luôn cần được đảm bảo an toàn và có ràng buộc về mặt pháp lý, được thực hiện dưới một hình thức pháp lý nhất định.

Bạn không thể kinh doanh lớn với tư cách cá nhân hoặc sẽ bị gặp các rắc rối về mặt pháp lý.

 

2. Một số lợi ích cơ bản của thành lập công ty – doanh nghiệp như:

  • Khi thành lập công ty, những người sáng lập nên công ty đó sẽ có quyền quyết định, được quyền quản lý mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty đó.
  • Việc thành lập công ty sẽ giúp việc hoạt động kinh doanh, sản xuất có khả năng được mở rộng, chắc chắn sẽ thu về nhiều lợi nhuận hơn so với những quy mô kinh doanh, sản xuất nhỏ khác.
  • Khi thành lập công ty sẽ có được những ưu đãi cũng như các quyền theo quy định của pháp luật.
  • Khi thành lập công ty sẽ mang đến những thuận lợi cho việc quản lý sản xuất kinh doanh, hệ thống rõ ràng giúp công ty hoạt động tốt hơn.
  • Ngoài ra, để giải thích cho việc tại sao phải thành lập công ty thì nó cũng xuất phát từ niềm đam mê. Rất nhiều người cho rằng việc thành lập công ty sẽ giúp họ trưởng thành, bản lĩnh hơn, học hỏi được nhiều thứ hơn.
  • Nên thành lập doanh nghiệp hình thức gì?
  • Việc xác định loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những ưu đãi mà bạn nhận được, cũng như mục tiêu, chiến lược và sự phát triển dài hạn của công ty.

 

3. Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam bao gồm:

  • Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH).

- Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty.

  • Công ty cổ phần có Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

 

4. Phân loại công ty trách nhiệm hữu hạn

4.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.

  • Là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
  • Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá 50. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát.

4.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Là hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

 

5. Ưu điểm và nhược điểm của công ty TNHH

5.1. Ưu điểm

  • Được quyền quyết định mọi vấn đề của công ty đối với công ty tnhh 1 TV còn 2 TV cũng không quá phức tạp vì các thành viên không nhiều và thông thường cũng quen biết nhau do đó cũng rất dễ điều hành, quản lý.
  • Vì là loại hình trách nhiệm hữu hạn nên các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phần vốn góp vào công ty, không liên quan gì tới tài sản cá nhân, hạn chế được rủi ro.
  • Đối với công ty TNHH 2 TV thì có thể xuất hiện chuyển nhượng vốn tuy nhiên được pháp luật quy định chặt chẽ nên hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát, người lạ khó có thể chen chân vào điều hành công ty
  • Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn dễ dàng hơn so với doanh nghiệp tư nhân.

5.2. Nhược điểm

  • Số lượng thành viên bị giới hạn không được vượt quá 50
  • Không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn nên bị hạn chế với viêc huy động con số lớn trong thời gian ngắn
  • Uy tín trước đối tác sẽ bị ảnh hưởng vì chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên nếu quy mô kinh doanh chưa lớn thì việc này gần như rất ít gây ra ảnh hưởng tiêu cực.

 

6. Công ty cổ phần, Ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần:

  • Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
  • Các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Để thành lập doanh nghiệp cổ phần cần tối thiểu là 3 cổ đông.
  • Các các nhân, tổ chức với vai trò cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã đóng góp vào doanh nghiệp.

6.1. Ưu điểm

  • Cũng giống công ty TNHH, các cổ dông chỉ chịu trách nhiệm tài chính trong số vốn điều lệ đã đăng ký, nên mức độ rủi ro đối với các cổ đông không cao.
  • Công ty cổ phần có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
  • Thông qua việc phát hành cổ phiếu, công ty cổ phần có thể kêu gọi đầu tư cũng như huy động vốn linh hoạt hơn.
  • Việc chuyển nhượng cổ phần của loại hình doanh nghiệp này rất dễ dàng, vì vậy rất thuận lợi cho nhiều người cùng góp vốn. Hơn nữa cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần, từ đó đa dạng đối tượng cổ đông tham gia.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân nên cũng tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh. Việc huy động vốn dễ dàng, giúp công ty cổ phần có thể mở rộng phạm vi, lĩnh vực kinh doanh.
  • Công ty cổ phần được quản lý bởi hội đồng quản trị công ty, từ đó các quyết định được trảo đổi, bàn bạc khách quan, giúp hạn chế những rủi ro, cũng như xác định phương hướng phát triển chính xác hơn.

6.2. Nhược điểm

  • Công ty cổ phần có sự ràng buộc chặt chẽ về luật pháp cũng như chế độ tài chính, kế toàn. Vì vậy việc thành lập công ty cổ phần gặp nhiều khó khăn hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Được thành lập bởi nhiều cổ đông nên việc quản lý cũng như điều hành công ty gặp nhiều khó khăn.
  • Mọi quyết định quan trọng của công ty cổ phẩn phải qua sự nhất trí của hội đồng quản trị. Vì vậy nhiều vấn đề không được giải quyết kịp thời, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận cũng như hoạt động kinh doanh, sản xuất.

 

7. Hộ kinh doanh cá thể

  • Hộ kinh doanh cá thể thực ra cũng ra cũng giống như là một loại hình Doanh Nghiệp được thu nhỏ, vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Gọi là loại hình doanh nghiệp thu nhỏ vì pham vi kinh doanh của nó nhỏ hẹp trong huyện, quận.
  • Hộ kinh doanh cá thể do 1 cá nhân duy nhất hoặc 1 hộ gia đình kinh doanh. Số đông muốn góp vốn kinh doanh sẽ phải cùng nhau thành lập doanh nghiệp. Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
  • Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

 

8. Ưu điểm và nhược điểm của loại hình hộ kinh doanh cá thể

8.1. Ưu điểm

  • Hộ kinh doanh hoàn toàn chủ động trong việc quyết định loại hình kinh doanh cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp.
  • Hộ kinh doanh không chịu sự ràng buộc chặt chẽ về pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Vì vậy mọi hoạt động kinh doanh đều được xây dựng trên uy tín của cá nhân đối với đối tác và khách hàng.

8.2. Nhược điểm

  • Trong quá trình hoạt động, những rủi ro về tài chính của hộ kinh doanh sẽ phải đền bù bằng toàn bộ tài sản chứ không trong phạm vi vốn điều lệ như công ty TNHH hay doanh nghiệp cổ phần.
  • Một trong những ưu điểm của tư cách pháp nhân là có sự tách bạch về tài sản cũng như khả năng chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi ro. Tuy nhiên hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên tỷ lệ rủi ro của hộ kinh doanh là khá cao.
  • Hộ kinh doanh không có quyền phát hành cổ phiếu cũng như trái phiếu. Vì vậy việc huy động vốn của loại hình doanh nghiệp này cũng gặp nhiều hạn chế.
  • Ngoài ra còn có mô hình công ty, doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên trong khuân khổ nội dung này chúng tôi không nêu ra vì mô hình doanh nghiệp đó không dành cho tư nhân, bộ máy lãnh đạo sẽ do nhà nước chỉ định.
  • Hồ sơ, giấy tờ và thủ tục thành lập doanh nghiệp gồm những gì?
  • Hiện nay các thủ tục hành chính khi thành lập công ty đã được giảm bớt. Tuy nhiên việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cũng như hiểu rõ thủ tục thành lập công ty giúp bạn giảm thiểu rất nhiều khó khăn khi bắt đầu kinh doanh.

 

9. Hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp mới bao gồm:

9.1. Giấy tờ tùy thân:

  • Bản sao chứng minh thư nhân dân/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân công chứng không quá 6 tháng và còn hiệu lực của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn/ cổ đông.

9.2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên góp vốn/ cổ đông

9.3. Một số giấy tờ khác tùy trường hợp

 

10. Thành lập công ty cổ phần cần những gì?

  • Ngoài tìm hiểu những thông tin cần thiết khi thành lập công ty cổ phần như: Tên công ty, địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ sau:

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh có chữ ký của người đại diện pháp luật (theo mẫu)

- Dự thảo điều lệ công ty đã được các cổ đông phê duyệt và ký tên

- Danh sách cổ đông sáng lập (theo mẫu)

- Bản sao chứng thực cá nhân còn hiệu lực như: Chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu/ thẻ căn cước với người đại diện pháp luật và cổ đông là cá nhân.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Bản sao chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với cổ đông là tổ chức.

Các giấy tờ khác nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

* Nếu doanh nghiệp chưa có địa chỉ kinh doanh có thể tham khảo hình thức thuê văn phòng ảo. Đây là một hình thức thuê địa chỉ văn phòng để có thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp có số nhân viên nhiều hơn có thể cần thuê sàn văn phòng trước hoặc song song trong quá trình thành lập doanh nghiệp.

Tại Hà Nội bạn có thể tham khảo các lựa chọn Cho thuê văn phòng tại Hà Nội

 

11. Thành lập công ty TNHH 1 thành viên cần những gì?

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu)
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên kèm theo các giấy tờ:
  • Bản sao chứng thực Chứng minh thư nhân dân/ Hộ chiếu/ Thẻ căn cước còn hiệu lực đối với thành viên cá nhân.
  • Thành viên là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương khác. Văn bản ủy quyền và bản sao chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện ủy quyền.
  • Thành viên là tổ chức nước ngoài cần bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng thực của cơ quan nơi đăng ký, thời hạn không quá 3 tháng trước khi nộp hồ sơ.

 

12. Đăng ký, thành lập hộ kinh doanh cần những gì?

Hồ sơ đăng ký, thành lập doanh nghiệp đối với hộ kinh doanh cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao hợp lệ chứng tực cá nhân như: Chứng minh thư/ Hộ chiếu/ Thẻ căn cước.

 

13. Trình tự đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó, việc đăng ký doanh nghiệp được tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, bao gồm các bước cụ thể sau:

13.1. Thứ nhất, nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh) và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ.
  • Quy định này nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật, tính tự giác, tự chịu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu gia nhập thị trường, đồng thời, việc giảm trách nhiệm thẩm định hồ sơ của cơ quan đăng ký kinh doanh cho phép rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

13.2. Thứ hai, tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện bằng việc cơ quan đăng ký kinh doanh ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận của cơ quan mình, đồng thời trao cho người thành lập Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ hợp lệ. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ được coi là căn cứ để xác định thời hạn thực hiện trách nhiệm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Cũng chính vì thế mà giấy biên nhận về việc tiếp nhận hồ sơ là cơ sở pháp lý để người thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình trong trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng thời hạn và không có thông báo về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

13.3. Thứ ba, xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Để nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp có quy trình như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp\Người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo quy định

  • Cách 1: Doanh nghiệp tự tra cứu quy định hiện hành về đăng ký doanh nghiệp để chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Cách 2: Doanh nghiệp truy cập vào website của Sở Kế hoạch và Đầu tư, sử dụng “Dịch vụ phục vụ đăng ký doanh nghiệp tại nhà” để chuẩn bị hồ sơ.
  • Cách 3: Doanh nghiệp chuẩn bị các thông tin đăng ký doanh nghiệp và liên hệ Phòng Đăng ký kinh doanh để được hỗ trợ soạn hồ sơ đăng ký kinh doanh theo thứ tự và loại hình doanh nghiệp có hỗ trợ.

Bước 2: Doanh nghiệp/Người thành lập doanh nghiệp/Người được ủy quyền lấy số thứ tự để nộp hồ sơ.

  • Cách 1: Đăng ký trực tuyến hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Cách 2: Đến trực tiếp Phòng Đăng ký kinh doanh để lấy số thứ tự

Bước 3: Theo thời gian hẹn trước với phòng đăng ký kinh doanh hoặc theo thời gian hẹn trên phiếu số thứ tự Người thành lập doanh nghiệp\Người được ủy quyền đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ hoặc để được tư vấn soạn hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Sau khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã được tiếp nhận người nộp hồ sơ có thể đăng ký dịch vụ trả kết quả tại nhà của Bưu điện Thành phố hoặc theo ngày hẹn trên biên nhận đến Phòng Đăng ký kinh doanh nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp

 

14. Một số câu hỏi thường gặp khác về thành lập doanh nghiệp

1.41. Cán bộ, công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuốc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện ủy quyển để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
  • Bên cạnh đó theo quy định tại Luật phòng chống tham nhũng thì: “Cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham giá quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
  • Theo khoản 3 Điều 14 Luật viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định như sau: “ Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty TNHH, công ty cổ phẩn, công ty hợp danh hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
  • Như vậy công chức, viên chức không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng như thành lập công ty TNHH. Viên chức chỉ có quyền góp vốn, mua cổ phần của công ty cổ phần, công ty TNHH, nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty.

14.2. Đăng ký thành lập doanh nghiệp ở cơ quan nào, ở đâu?

Theo quy định của pháp luật hiện hành về việc thành lập doanh nghiệp thì cần phải nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới các cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc TW và ở quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Tại Hà Nội: Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội tại đường Võ Chí Công - quận Tây Hồ

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh

14.3. Độ tuổi được phép thành lập doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp 2020 những người có tên trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm:

  • Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên, chủ doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp chủ sở hữu, chủ doanh nghiệp là pháp nhân thì thông tin người đại diện phần vốn góp, người đại diện theo uy quyền cũng không xuất hiện trên giấy phép ăng ký doanh nghiệp như trước đây.
  • Thành viên công ty hợp danh, thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trong luật doanh nghiệp còn có thuật ngữ người quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật là 1 trong những người quản lý doanh nghiệp.
  • Đối với cổ đông sáng lập công ty cổ phần thì thông tin cổ đông sáng lập được phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy xác nhận thông tin độc lập với giấy đăng ký doanh nghiệp.
  • Theo đó, người đứng tên thành lập doanh nghiệp phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng tại Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện thành lập công ty thì người chưa đủ tuổi thành niên không được quyền thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp. Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ Luật dân sự 2015.
  • Như vậy, những ai phải đủ 18 tuổi trở lên mới được tham gia thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp.

14.4. Thành lập công ty mất bao lâu thời gian?

  • Thành lập công ty mất bao lâu? Theo quy định hiện hành của bộ Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mơi trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

- Ngoài ra thời gian đăng bố cáo, khắc con dấu, đăng ký mẫu con dấu: 1 – 3 ngày

- Như vậy tổng thời gian để xin giấy phép đến xuất hóa đơn cho khách trong khoảng từ 10 ngày làm việc. (Thời gian nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào giấy tờ cung cấp có đầy đủ, kịp thời cho cơ quan chức năng không).

1.4.5. Thành lập công ty hết bao nhiêu tiền?

  • Chi phí thành lập công ty mà chủ doanh nghiệp cần phải thanh toán gồm: Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, Khoản lệ phí này được đóng tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

14.6. Phí đăng ký bố cáo doanh nghiệp

Trong 30 ngày sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành bố cáo thành lập trên báo viết hoặc báo điện tử 3 số liên tiếp.

  • Chi phí dao động.
  • Phí mua chữ ký số và hóa đơn
  • Phí mua chữ ký số: theo báo giá nhà cung cấp
  • Phí in hóa đơn: theo báo giá nhà cung cấp

Ngoài ra còn một số chi phí khác như làm biển hiệu, thuế môn bài (nếu có), lệ phí làm hồ sơ khai thuế ban đầu.

14.7. Thành lập công ty phải đóng những thuế gì?

Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp phải đóng 4 loại thuế sau:

Thuế môn bài

Sau khi thành lập, công ty phải nộp thuế môn bài cho nhà nước. Mức thuế sẽ căn cứ theo số vốn điều lệ của công ty như sau:

Vốn điều lệ công ty trên 10 tỷ: 3.000.000 VNĐ

Vốn điều lệ công ty dưới 10 tỷ: 2.000.000 VNĐ

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh …: 1.000.000 VNĐ

Doanh nghiệp thành lập 6 tháng đầu năm thì phải đóng 100% thuế môn bài.

Doanh nghiệp thành lập 6 thàng cuối năm thì đóng 50% thuế môn bài.

Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế môn bài và tiền thuế môn bài trong:

– 10 ngày sau khi nhận giấy đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp có sản xuất, kinh doanh.

– 30 ngày kể từ ngày nhận giấy đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, có thể là: 0%; 5%; 10%

Có 2 phương pháp tính thuế:

- Phương pháp tính trực tiếp:

Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó

- Phương pháp tính khấu trừ

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động có lợi nhuận thì có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệ cho nhà nước.

Thuế suất của doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, dao động từ 20 – 25% doanh thu. Tuy nhiên 1 số ngành như giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường: 10%.

Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thuế suất (%) * doanh thu

Thuế thu nhập cá nhân

Doanh nghiệp khi thuê lao động và chi trả thu nhập cho người lao động, có thực hiện khấu trừ thuế phải có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

Thu nhập chịu thuế của cá nhân lao động trong doanh nghiệp gồm:

Tiền lương, tiền công

Trợ cấp, phụ cấp (trừ 1 số trường hợp theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân 2007)

Tiền thù lao lao động nhận dưới các hình thức

Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, …

Phần trăm thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

Dưới 5 triệu/ tháng: 5%

Từ 5 – 10 triệu/ tháng: 10%

Từ 10 – 18 triệu/ tháng: 15%

Từ 18 – 32 triệu/ tháng: 20%

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất

Tuy nhiên cá nhân được giảm trừ gia cảnh: 9.000.000 VNĐ/ người/ tháng với bản thân và 3.600.000 VNĐ/ người/ tháng với người phụ thuộc.

Ngoài ra doanh nghiệp có thể phải đóng thuế vãng lai, thuế hải quan, … tùy theo ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp?

Có rất nhiều bạn muốn thành lập công ty nhưng còn e ngại do không nắm rõ các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hay các quy định của nhà nước về mặt hàng kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp là lựa chọn hàng đầu. Vậy khi thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Tiêu chuẩn đánh giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp có tốt không?

Khâu tư vấn các vấn đề liên quan đến thành lập công ty có chi tiết, đầy đủ hay không?

Thời gian hoàn thành các thủ tục thành lập công ty có nhanh không?

Chi phí dịch vụ có hợp lý không? Tuy nhiên các bạn không nên vì ham rẻ mà lựa chọn các địa chỉ không uy tín.

Tuy nhiên để việc đăng ký kinh doanh được thuận lợi, bạn cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho bên dịch vụ như: Thông tin thành lập doanh nghiệp; Giấy chứng thực cá nhân hợp lệ; Chứng chỉ hành nghề; Giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu.

 

15. Sau khi thành lập doanh nghiệp phải làm gì?

Một số công việc cần là sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp như:

  • Kiểm tra nội dung Giấy phép Kinh doanh, nếu phát hiện không chính xác, doanh nghiệp có thể đề nghiệ cơ quan Đăng ký kinh doanh đính chính lại.
  • Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trên báo viết, báo điện tử 3 số liên tiếp trong 30 ngày sau khi nhận Giấp phép Kinh doanh.
  • Khắc con dấu tròn và đăng ký mẫu con dấu
  • Làm bảng hiệu và treo tại trụ sở công ty
  • Mở tài khoản ngân hàng. Nộp thông báo sử dụng số tài khoản ngân hàng lên Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Đăng ký chữ ký số để Đăng ký nộp thuế điện tử và nộp thuế môn bài
  • Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quận/ huyện nơi công ty đặt trụ sở chính
  • Nộp và nhận kết quả Đề nghị áp dụng phương pháp tính thuế
  • Nộp và nhận kết quả đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in
  • In hóa đơn và làm thông báo phát hành hóa đơn
  • Lập sổ sách kế toán của doanh nghiệp
  • Những điều lưu ý khi thành lập công ty?

 

16. Trước khi thành lập công ty, cần lưu ý một số điểm như:

  • Xác định ngành nghề kinh doanh
  • Xác định ngành nghề kinh doanh rất quan trọng. Khi đăng ký thành lập công ty, 1 số ngành nghề yêu cầu có giấy phép kinh doanh hay chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
  • Xác định thành viên góp vốn/ cổ đông hay tự đầu tư
  • Số thành viên góp vốn/ cổ đông quyết định loại hình công ty cũng như khả năng mở rộng đầu tư kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
  • Loại hình doanh nghiệp
  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp như công ty cổ phần, công ty TNHH hay hộ kinh doanh
  • Vốn điều lệ của công ty
  • Các thành viên/ cổ đông tự thống nhất phương thức định giá cũng như tổng tài sản dùng trong kinh doanh của công ty. Nên có thỏa thuận bằng văn bản để tránh rắc rối.
  • Đặt tên công ty
  • Tên doanh nghiệp là tiếng việt có dấu, tên nước ngoài hoặc tên viết tắt. Tuy nhiên khi đặt tên công ty không được trùng với thương hiệu đã đăng ký trước đó cũng như đáp ứng quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Địa chỉ trụ sở công ty
  • Cần đầy đủ các cấp hành chính:
  • Công ty ở đô thị: Số nhà, tên đường/ tổ, khu phố, phường, thành phố/ quận, tỉnh/ thành phố TW
  • Công ty ở nông thôn: Số nhà/ xóm, thôn, ấp, xã, huyện, tỉnh.
  • Người đại diện và thỏa thuận thành lập công ty
  • Các doanh nghiệp nên lập hợp đồng thỏa thuận thành lập công ty. Trong đó quy định rõ ràng quyền cũng như nghĩa vụ của các nhà đầu tư; tránh những tranh chấp không đáng có về sau.
  • Công ty TNHH và công ty cổ phần cần quy định số lượng cũng như vị trí của người đại diện theo pháp luật của công ty trong Điều lệ công ty khi làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

 

Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn.

 


Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)