Điều 39. Hình phạt Tù chung thân theo Bộ luật hình sự

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Điều 39. Tù chung thân


Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Bình luận

Đặc điểm: Hình phạt tù chung thân cũng giống như phạt tù có thời hạn là người phạm tội phải thụ án tại cơ sở giam giữ chứ không được tại ngoại. Nhưng khác biệt rõ ở đặc điểm về thời hạn, hình phạt tù chung thân là không xác định thời hạn. Điều này làm một số người hiểu nhầm rằng nhận án chung thân là thụ án đến khi nào chết trong tù thì mới xong. Cách hiểu này hoàn toàn không đúng. Về lý thuyết bản chất của tù chung thân là không thời hạn nhưng thực tế người phạm tội có chấp hành hình phạt đó đến lúc qua đời hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình cải tạo của cá nhân người phạm tội đó. Nhà nước luôn có chính sách rút ngắn thời hạn, giảm hình phạt đối với những phạm nhân tham gia cải tạo tốt, đóng góp nhiều thành tích v.v…vấn đề này tác giả sẽ có dịp làm rõ chi tiết hơn tại các phần sau. Chung quy, người bị áp dụng hình phạt tù chung thân vẫn có thể có cơ hội tại ngoại được.

Điều kiện áp dụng: phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Về mức độ nghiêm khắc thì hình phạt tù chung thân chỉ thấp hơn hình phạt tử hình và cao hơn tất cả các hình phạt còn lại. Do đó hình phạt này chỉ áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Với xu hướng hạn chế áp dụng hình phạt tử hình mà chuyển xuống chung thân như hiện nay và trong tương lai thì chắc chắn số lượng án chung thân được tuyên sẽ ngày càng tăng, kéo theo đó là một số hệ quả cần giải quyết như hệ thống nhân lực và cơ sở vật chất để đảm bảo việc thi hành án được diễn ra một cách chất lượng. Tuy nhiên theo tác giả, những hệ quả phát sinh chúng ta có thể giải quyết được và hướng đi như hiện tại là đúng, phù hợp với sự tiến bộ của xã hội.

Trường hợp không áp dụng: người dưới 18 tuổi phạm tội. Đây là trường hợp ngoại lệ duy nhất khi áp dụng hình phạt này. Người dưới 18 tuổi (chưa đủ 18 tuổi) là người chưa thành niên và xét ở một góc độ nào đó đối tượng này chưa thực sự nhận thức được đúng và đầy đủ tất cả các hành vi và hậu quả của hành vi mà mình thực hiện. Sự chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn đó xuất phát từ việc chưa hoàn thiện sự phát triển thể chất, tinh thần dưới góc độ sinh học cũng như sự hoàn thiện về mặt nhận thức xã hôij. Đó là những nguyên nhân khách quan. Trong khi đó hình phạt chung thân là một hình phạt cực kỳ nghiêm khắc do đó nếu áp dụng trong trường hợp này sẽ không đảm bảo được tính mục đích giáo dục của hình phạt, có phần quá khắc khe và thiếu công bằng giữa những người đã trưởng thành và những người chưa thành niên.

Tuy nhiên ở đây cũng có một vấn đề cần lưu tâm, đó là con số 18 đã phản ánh đúng thực trạng tâm sinh lý và nhận thức của một ai đó hay không, xu hướng tội phạm hiện nay đang trẻ hóa với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, nhiều đứa trẻ trưởng thành từ rất sớm vậy liệu chúng ta có nên hạ con số 18 tuổi này xuống? Tác giả chỉ gợi mở vấn đề, trong phạm vi bình luận này tác giả sẽ không bàn luận, hẹn có một dịp nào chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận sau.


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)