Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự


Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt.

 


Bình luận:

Nhiệm vụ của BLHS rất nhiều nhưng có thể khái quát ở 2 nhiệm vụ chính.

Một là nhiệm vụ bảo vệ, bảo vệ gì? Chính là bảo vệ những mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Trong xã hội có rất nhiều những quan hệ cần được điều chỉnh, tuy nhiên do tính chất, mức độ và tầm quan trọng khác nhau nên sẽ được điều chỉnh bởi những nhóm quy phạm pháp luật khác nhau. Luật hình sự chọn những quan hệ xã hội trọng tâm, gần như là quan trọng nhất, ưu tiên hàng đầu để điều chỉnh như chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân v.v…

Hai là giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Bản chất của pháp luật hình sự không phải là để trừng phạt người phạm tội giống như hệ thống pháp luật thời phong kiến. Điều này dễ dàng nhìn thấy qua các hình phạt cổ như lăng trì, tùng xẻo, ngũ mã phanh thây v.v…hình phạt trong Bộ Luật hình sự ngày nay đang đi theo xu hướng càng ngày càng giảm án tử hình thay bằng hình thức chung thân và thi hành án tử cũng trở nên nhân đạo hơn để tử tù được ra đi một cách nhẹ nhàng, ít đau đớn nhất.

Để thực hiện 2 nhiệm vụ trên thì BLHS quy định xung quanh 2 vấn đề và cũng là xuyên suốt qua các thời kỳ đó là Tội phạm và Hình phạt. Nói đến hình sự người ta nghĩ ngay đến tội phạm và hình phạt và ngược lại. Đó là đặc trưng cơ bản và rất dễ nhận thấy ở pháp luật hình sự so với các ngành luật khác như dân sự, hành chính. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý giữa vi phạm hành chính (xử phạt vi phạm hành chính) và tội phạm (xử lý hình sự) có một mối quan hệ khá mật thiết, chúng khá tương đồng trong nhiều mặt và ranh giới giữa xử lý hành chính và hình sự đôi khi rất mong manh phụ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm và đôi khi là cách nhìn nhận chủ quan của người xử phạt vi phạm hành chính và cơ quan công tố. Do đó, trong thực tế không hiếm những trường hợp hồ sơ vi phạm hình sự nhưng sau đó chuyển sang xử lý hành chính và hồ sơ xử lý hành chính chuyển sang xử lý hình sự do có dấu hiệu của tội phạm.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)