Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
CÔNG TY LUẬT, VĂN PHÒNG LUẬT SƯ.
Công ty luật, văn phòng luật sư là gì, cơ cấu tổ chức, hình thức, mô hình hoạt động của Công ty luật, văn phòng luật sư như thế nào? Điều kiện thành lập, cách thức thành lập Công ty luật, văn phòng luật sư ra sao? Công ty Luật Hoàng Sa nêu một số đặc điểm của loại hình Công ty Luật, Văn phòng Luật sư như sau:
Công ty luật, văn phòng luật sư là một trong những hình thức tổ chức hành nghề luật sư, hoạt động trong lĩnh vực pháp luật nhằm cung cấp các dịch vụ pháp lý cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu.
I. MÔ HÌNH CÔNG TY LUẬT TẠI VIỆT NAM:
Theo quy định của Luật Luật sư, Công ty luật được tổ chức dưới 2 dạng chính là Công ty hợp danh và Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Văn phòng Luật sư.
1. Công ty luật hợp danh thì phải do ít nhất hai luật sư thành lập và khác với các hình thức công ty hợp danh thông thường thì công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.
2. Đối với hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn thì bao gồm 2 dạng nhỏ gồm:
Với hình thức này thì phải do ít nhất 2 thành viên là luật sư trở lên tham gia thành lập. Các thành viên công ty phải thỏa thuận với nhau để cử một người là giám đốc của công ty.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ do một luật sư thành lập và cũng đồng thời làm chủ sở hữu, trực tiếp điều hành công ty.
3. Văn phòng Luật sư do một luật sư thành lập, đồng thời làm trưởng văn phòng luật sư.
II. LĨNH VỰC TƯ VẤN CỦA CÔNG TY LUẬT:
Công ty Luật, Văn phòng Luật sư tại Việt Nam thường cung cấp các dịch vụ pháp lý bao gồm:
1. Cung cấp dịch vụ về tư vấn pháp lý về các lĩnh vực như đất đai, hôn nhân gia đình, hình sự, dân sự, thừa kế, ...
2. Đại diện khách hàng tham gia các hoạt động có liên quan.
3. Đại diện cho khách hàng tham gia các vụ kiện với tư cách là người đại diện, luật sư bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, tham gia vào hoạt động bào chữa, tranh tụng cho bị cáo, bị đơn, nguyên đơn,...
4. Các hoạt động có liên quan tới pháp lý khác.
* Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Hà Nội
III. ĐIỀU KIỆN, CÁCH THỨC THÀNH LẬP CÔNG TY LUẬT:
Theo Luật luật sư Việt Nam, để lập công ty Luật tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện như sau:
1. Thứ nhất, thành viên công ty luật phải là luật sư.
2. Thứ hai, luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật phải đảm bảo có kinh nghiệm làm việc ít nhất là 2 năm theo hợp đồng lao động tại 1 tổ chức hành nghề luật sư hoặc có thể là hoạt động với tư cách là cá nhân trong cơ quan tổ chức theo hợp đồng lao động.
3. Thứ ba, một luật sư thì chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập 1 tổ chức hành nghề luật sư.
4. Thứ tư, phải đăng ký thành lập công ty luật tại nơi Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà giám đốc công ty đang tham gia.
5. Thứ năm, công ty luật được thành lập bởi nhiều thành viên từ các Đoàn luật sư khác nhau thì có thể thỏa thuận để thành lập và hoạt động tại 1 trong những địa phương có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
6. Thứ năm, công ty luật mà do nhiều luật sư tại nhiều Đoàn luật sư cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Đoàn luật sư nơi công ty đặt trụ sở chính.
7. Thứ sáu, công ty phải có trụ sở làm việc.
8. Thứ bảy, tên của công ty luật phải nêu rõ hình thức của công ty trong tên, đồng thời không được trùng với tên tổ chức hành nghề luật sư khác hoặc có khả năng gây nhầm lẫn với tổ chức hành nghề luật sư khác.
Cách thức thành lập công ty Luật, Văn phòng Luật sư:
1. Để thành lập thì phải gửi hồ sơ tới Sở Tư pháp nơi có Đoàn luật sư mà Giám đốc công ty luật đăng ký hoạt động trước đây.
2. Hoặc như có nêu ở phần phía trên, nếu công ty được thành lập từ nhiều luật sư từ nhiều đoàn khác nhau thì sẽ đăng ký thành lập tại Sở Tư pháp nơi có trụ sở chính được đặt.
3. Thời hạn: trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đủ hồ sơ thành lập công ty luật theo quy định thì Sở Tư pháp sẽ cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư.
IV. PHÂN BIỆT GIỮA CÔNG TY LUẬT VÀ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ:
1. Điểm giống nhau:
Cả văn phòng luật sư và công ty luật đều chung điều kiện thành lập như nêu trên.
2. Điểm khác nhau:
Xem thêm thông tin:
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí