Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Từ vụ lập công ty vốn 6.3 tỉ đô ở huyện Hoài Đức, nghĩ về vốn điều lệ.
Quy định vốn điều lệ và góp vốn điều lệ hiện hành.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều nhận thức thành văn về vốn điều lệ gần giống nhau. Theo đó vốn Điều lệ được hiểu là hình thức góp vốn của các thành viên cổ đông đã cam kết góp vốn trong 1 thời gian nhất định để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, số vốn đóng góp ấy sẽ được lưu lại trong 1 hợp đồng gọi là điều lệ công ty (Luật doanh nghiệp 2014 quy định góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký doanh nghiệp). Tất cả các thành viên cổ đông (bên góp vốn) và bộ phận điều hành doanh nghiệp (bên sử dụng nguồn vốn) có trách nhiệm tôn trọng và nghiêm túc thực hiện theo những điều đã nêu trong điều lệ.
Góp vốn điều lệ có nghĩa là đầu tư vào công ty để trở thành chủ sở hữu công ty (trường hợp đóng góp 100% vốn điều lệ) hoặc đồng sở hữu (trường hợp không đóng góp hoàn toàn vốn điều lệ).
Và cũng theo định nghĩa tại khoản 19 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 về vốn điều lệ: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Như vậy, vốn điều lệ hiện hành không có quy định doanh nghiệp phải đăng ký tối thiểu bao nhiêu, tối đa bao nhiêu (trừ một số công ty kinh doanh lĩnh vực yêu cầu vốn pháp định như chứng khoán, ngân hàng, tài chính, xuất khẩu lao động, lữ hành du lịch, cho thuê lại lao động ...). Mà vốn điều lệ là do các cổ đông, thành viên đăng ký và ghi nhận vào điều lệ công ty.
Cụ thể tại khoản 7 điều 8 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: "Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó"
Khoản 4, khoản 5 điều 17 Luật doanh nghiệp 2014 quy định điều cấm đối với doanh nghiệp: 4."Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp". 5. "Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị".
Quy định xử phạt liên quan đến vốn điều lệ.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực, không chính xác.
Như vậy, có thể thấy rằng quy định về việc đăng ký vốn điều lệ hiện hành có thể xảy ra cho những cá nhân, tổ chức có thể "lách luật" trong việc đăng ký với nhiều động cơ, mục đích khác nhau. Quy định xử phạt hành chính cũng chưa khắc phục được tình trạng đăng ký khống vốn điều lệ, thậm chí còn làm thêm phiền hà thủ tục cho chính các cơ quan chức năng.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí