Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Dấu hiệu công ty xuất khẩu lao động lừa đảo.
Theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (hay còn gọi là xuất khẩu lao động) là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để cung cấp dịch vụ xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần phái đáp ứng nhiều điều kiện khi trình cấp giấy phép. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn bất chấp hoạt động khi chưa được cấp phép. Do đó, người dân có nhu cầu cần lưu ý đề phòng, và Luật sư có thể chỉ ra dưới đây 1 số dấu hiệu nhận biết Công ty xuất khẩu lao động lừa đảo:
1. Thứ nhất, không có Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Như đã phân tích ở trên, chỉ khi có Giấy phép hoạt động thì doanh nghiệp mới được đưa người lao động đi xuất khẩu. Trường hợp không được cấp phép mà vẫn thực hiện hoạt động này thì bị coi là vi phạm pháp luật.
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, người lao động có thể dễ dàng tìm hiểu các thông tin này trên website của công ty.
2. Thứ hai, tiền môi giới phải trả vượt quá 01 tháng lương cho 01 năm hợp đồng
Thời gian làm việc của người lao động đi làm ở nước ngoài thường được tính theo năm và trước khi quyết định lựa chọn công việc cũng như nước tiếp nhận thì người lao động nên tìm hiểu cụ thể mức lương mà mình nhận được.
Đây không đơn giản là thu nhập mà còn là căn cứ để xác định các khoản chi phí người lao động phải trả cho doanh nghiệp.
Theo quy định tại phần II Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT- BLĐTBXH-BTC, mức trần tiền môi giới cho các thị trường không vượt quá 01 tháng lương/người lao động cho một năm hợp đồng.
Trường hợp do yêu cầu của thị trường đòi hỏi mức tiền môi giới cao hơn thì sẽ thực hiện theo quyết định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (sau khi doanh nghiệp có báo cáo cụ thể).
Tiền lương (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền môi giới là tiền lương cơ bản theo hợp đồng không bao gồm tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác.
Lưu ý:
3. Thứ ba, tổng mức tiền dịch vụ tối đa phải nộp vượt quá 03 tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng
Tương tự như tiền môi giới, Thông tư liên tịch 16 cũng quy định cụ thể mức tiền dịch vụ người lao động phải nộp cho doanh nghiệp:
Mức trần tiền dịch vụ không quá 01 tháng lương (hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) theo hợp đồng cho một năm làm việc. Tổng mức tiền dịch vụ tối đa không quá 03 tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng.
Tiền lương làm căn cứ xác định mức tiền dịch vụ được thực hiện như tiền lương làm căn cứ xác định mức tiền môi giới.
4. Thứ tư, tiền ký quỹ vượt quá 3.000 USD
Người lao động và doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận về việc ký quỹ theo ngành, nghề, nước tiếp nhận lao động với mức tiền ký quỹ không quá mức trần theo Thông tư 21/2013/TT-BLĐTBXH:
TT |
Thị trường |
Ngành nghề |
Mức trần tiền ký quỹ |
1 |
Đài Loan |
Công nhân nhà máy, xây dựng |
1.000 USD |
Giúp việc gia đình, chăm sóc sức khỏe |
800 USD |
||
Thuyền viên tàu cá xa bờ |
900 USD |
||
Ngành nghề khác |
1.000 USD |
||
2 |
Malaysia |
Mọi ngành nghề |
300 USD |
3 |
Nhật Bản |
Thực tập sinh |
3.000 USD |
Thuyền viên trên tàu cá xa bờ, gần bờ và tàu vận tải |
1.500 USD |
||
4 |
Hàn Quốc |
Thuyền viên trên tàu cá (gần bờ) |
3.000 USD |
Thuyền viên trên tàu cá xa bờ |
1.500 USD |
||
Lao động thẻ vàng, Visa E-7 |
3.000 USD |
||
5 |
Brunei |
Mọi ngành nghề |
300 USD |
6 |
Thái Lan |
Mọi ngành nghề |
300 USD |
7 |
Lào |
Mọi ngành nghề |
300 USD |
8 |
Macau |
Mọi ngành nghề |
500 USD |
9 |
Ấn Độ |
Mọi ngành nghề |
600 USD |
10 |
Maldives |
Mọi ngành nghề |
600 USD |
11 |
Các nước khu vực Trung Đông (Ả Rập Xê Út, UAE, Kuwait, Barhain, Oman, Jordan, Cata, Iran, Iraq, Liban, Israel, Palestine, Yemen) |
Mọi ngành nghề |
800 USD |
12 |
Các nước châu Phi |
Mọi ngành nghề |
1.000 USD |
13 |
Australia và Newzealand |
Mọi ngành nghề |
2.000 USD |
14 |
Italia |
Mọi ngành nghề |
2.000 USD |
15 |
Phần Lan |
Mọi ngành nghề |
2.000 USD |
16 |
Thụy Điển |
Mọi ngành nghề |
2.000 USD |
17 |
Anh |
Mọi ngành nghề |
2.000 USD |
18 |
Đức |
Mọi ngành nghề |
2.000 USD |
19 |
Đan Mạch |
Mọi ngành nghề |
2.000 USD |
20 |
Bồ Đào Nha |
Mọi ngành nghề |
2.000 USD |
21 |
Malta |
Mọi ngành nghề |
1.500 USD |
22 |
Czech |
Mọi ngành nghề |
1.500 USD |
23 |
Slovakia |
Mọi ngành nghề |
1.500 USD |
24 |
Ba Lan |
Mọi ngành nghề |
1.500 USD |
25 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
Mọi ngành nghề |
1.000 USD |
26 |
Bungaria |
Mọi ngành nghề |
1.000 USD |
27 |
Rumalia |
Mọi ngành nghề |
1.000 USD |
28 |
Ukraina |
Mọi ngành nghề |
1.000 USD |
29 |
Latvia |
Mọi ngành nghề |
1.000 USD |
30 |
Cộng hòa Síp và Bắc Thổ Síp |
Mọi ngành nghề |
1.000 USD |
31 |
Liên bang Nga |
Mọi ngành nghề |
1.000 USD |
32 |
Belarusia |
Mọi ngành nghề |
1.000 USD |
33 |
Các nước châu Mỹ |
Mọi ngành nghề |
2.000 USD |
34 |
Các nước khác |
Mọi ngành nghề |
Tương đương giá trị 01 lượt vé máy bay từ nơi làm việc về Việt Nam |
Nếu doanh nghiệp yêu cầu người lao động ký quỹ vượt số tiền nêu trên thì người lao động có quyền nghi ngờ và nên xem xét cẩn thận trước khi giao tiền cho doanh nghiệp.
5. Thứ năm, hứa hẹn một công việc với mức lương hấp dẫn ở nước ngoài
Thủ đoạn này thường được các công ty áp dụng với những lao động vùng sâu, vùng xa, bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin hoặc những người đang có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế với mong muốn “đổi đời”.
Bằng nhiều thủ đoạn gian dối (lời nói, hành vi, minh chứng…), doanh nghiệp có thể vẽ ra một tương lai màu hồng khi người lao động làm việc ở nước ngoài.
Và với sự nhẹ dạ cả tin, nhiều người sẽ tin đó là thật mà tự nguyện xoay xở để nộp “phí”, trong khi công việc hay mức lương thực tế không được như vậy, thậm chí doanh nghiệp không có khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí