Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Trường hợp nào xử tội lừa đảo, trường hợp nào xử tội lạm dụng tín nhiệm?
Hỏi:
Trong trường hợp nào thì pháp luật xử lý với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trường hợp nào thì bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? vì thực tế, có những vụ tương tự nhau nhưng có trường hợp bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng cũng có người bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Trả lời:
Trong tội lừa đảo, người phạm tội phải có hành vi gian dối để nhận được tài sản từ chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Các hành vi gian dối là hành vi đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật. Thủ đoạn để thực hiện rất đa dạng có thể qua lời nói, sử dụng giấy tờ giả, giả danh người có chức vụ, quyền hạn... Hành vi gian dối trong tội này là nhằm chiếm đoạt tài sản.Người phạm tội chủ động thực hiện các thủ đoạn để chiếm hữu tài sản và cuối cùng là chiếm đoạt tài sản đó.
Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì việc giao nhận tài sản là hoàn toàn hợp pháp, ngay thẳng thông qua hợp đồng hợp pháp như vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng, người phạm tội chưa có hành vi gian dối vào thời điểm này và hoàn toàn có đủ điều kiện để thực hiện các cam kết theo thoả thuận giữa 2 bên. ý định chiếm đoạt tài sản chỉ hình thành sau khi người phạm tội đã được giao tài sản. Điều đó có nghĩa là người phạm tội đã vi phạm những cam kết, những nghĩa vụ theo sự thoả thuận trước đây, đã bội tín nhằm mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản được giao.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí