Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Chồng không cấp dưỡng nuôi con sau khi li hôn, xử lý thế nào?
Hỏi:
Nếu cha hoặc mẹ từ chối, trốn tránh không cấp dưỡng tiền nuôi con hoặc cấp dưỡng không đủ theo phán quyết của tòa án thì bên đang trực tiếp nuôi con phải làm như thế nào?
Trả lời:
Lúc đó, bên đang trực tiếp nuôi con có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án buộc người kia thực hiện nghĩa vụ.
Căn cứ theo điều 119 Luật hôn nhân và gia đình, quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau :
“Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
Khi kiện ra Tòa thì người đang trực tiếp nuôi dưỡng con có thể yêu cầu người kia ngoài việc phải thực hiện nghĩa vụ chậm cấp dưỡng cho thời gian chưa thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì còn phải chịu thêm trách nhiệm dân sự cho sự trậm trễ này theo lãi suất cơ bản do Nhà nước quy định. Cụ thể bao gồm:
Số tháng chưa trợ cấp nhân với số tiền phải cấp dưỡng hàng tháng + tiền lãi tính dựa trên lãi suất nhà nước quy định hiện tại.
Ngoài ra, nếu như mà vợ/chồng có điều kiện cấp dưỡng nhưng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì sẽ có thể phạm tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định ở Điều 152 Bộ luật hình sự như sau:
“Điều 152. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí