Trách nhiệm pháp luật đối với hành vi giao cấu với trẻ em như thế nào?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Trách nhiệm pháp luật đối với hành vi giao cấu với trẻ em như thế nào?

Hỏi:
Một học sinh lớp 8 trong dịp nghỉ hè có quan hệ tình dục với 1 bé gái 6,5 tuổi. Hiện tại, sức khỏe của bé gái bình thường, tinh thần bình thường. Nay, gia đình của bé gái đòi bồi thường 300 triệu đồng. Xin hỏi, pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?

Trả lời:
Trường hợp một người đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em theo quy định tại khoản 4 Điều 112 của Bộ luật hình sự: “4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự (tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình) thì tội hiếp dâm trẻ em theo quy định tại khoản 4 Điều 112 là tội đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, nếu như em học sinh đó đã đủ 14 tuổi thì em đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em theo quy định tại khoản 4 Điều 112.
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo quy định tại Điều 604 của Bộ luật dân sự thì người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Trường hợp này, cần phải xác định thiệt hại của cháu bé để xác định việc bồi thường thiệt hại. Trường hợp có thiệt hại về sức khỏe và danh dự, nhân phẩm, uy tín thì việc bồi thường thiệt hại được xác định theo quy định tại Điều 609 và Điều 611 của Bộ luật dân sự.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)