Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú như thế nào?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú như thế nào?

Hỏi:
Tháng 8/2013 tôi đăng ký kết hôn với một người Việt Nam sống ở nước ngoài. Đến năm 2014 chúng tôi chia tay nhưng chưa làm được thủ tục ly hôn. Sau khi về nước, tôi tổ chức đám cưới với một người khác và hiện đã có thai với người đó. Vậy nếu sau này sinh con, tôi muốn con được mang họ của người chồng bây giờ tôi đang chung sống có được không và nếu được thì tôi cần làm gì?

Trả lời:
Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, khi Tòa án chưa xử cho ly hôn và bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì chị và chồng chị vẫn là vợ chồng và vẫn được coi là đang trong thời kỳ hôn nhân. Do vậy, việc chị chung sống với người đàn ông khác và có con với người đó là vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình cũng như Bộ luật hình sự nghiêm cấm người đang có vợ hoặc có chồng lại chung sống với người khác như vợ chồng. Tùy theo tính chất và mức độ mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng” và “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”. Như vậy, đối với trường hợp của chị, do chị chưa ly hôn với chồng nên con của chị được coi là con chung của 2 vợ chồng. Trường hợp người chồng hợp pháp không yêu cầu Tòa án xác định đứa bé không phải là con mình thì sau khi sinh ra, về mặt pháp lý, đứa bé được coi là con ruột của người chồng hợp pháp và khi đăng ký khai sinh, cháu phải mang họ của người này.
Vì vậy, để chứng minh đứa bé không phải con chung của 2 vợ chồng, trên cơ sở đó, đăng ký khai sinh cho cháu mang họ của người chồng bây giờ thì chị cần cung cấp chứng cứ chứng minh và yêu cầu Tòa án xác định đứa bé trong bụng chị là con riêng của chị (không phải con chung trong thời kỳ hôn nhân). Cụ thể, theo quy định tại Mục 5 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về việc xác định cha, mẹ (vẫn còn hiệu lực) thì: “b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien”.
Trên cơ sở bản án/quyết định của Tòa án về việc xác định cha, mẹ, con, chị có thể làm thủ tục khai sinh cho con và tiến hành thủ tục nhận cha cho con theo quy định tại Điều 43, Điều 44 Luật hộ tịch và Điều 11, Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.
 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)