Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Thủ tục khởi kiện vụ án (Dân sự, Hôn nhân, Thương mại, Lao động).
Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp nộp đơn khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Vụ án dân sự bao gồm: Vụ án về tranh chấp dân sự; Vụ án về hôn nhân gia đình; Vụ án về kinh doanh, thương mại; Vụ án về lao động.
1. QUYỀN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ:
Trong các quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp ghi nhận thì quyền dân sự có ý nghĩa rất quan trọng. Để bảo hộ cho các quyền dân sự, Nhà nước quy định nhiều biện pháp, cách bảo vệ khác nhau, đặc biệt là biện pháp khởi kiện vụ án dân sự theo trình tự tố tụng dân sự.
Điều 186 Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-VPQH ngày 16/12/2019 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Với quy định này, Nhà nước chính thức xác nhận quyền khởi kiện vụ án dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của các chủ thể khác như cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ, công đoàn v.v.
2. ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ:
a) Về chủ thể khởi kiện vụ án dân sự:
Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của pháp luật được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Các chủ thể bao gồm cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức đáp ứng những điều kiện sau:
- Các cơ quan nhà nước như Ủy ban nhân dân các cấp, các bộ, ngành ở trung ương, các sở, ngành ở địa phương, các cơ quan chuyên môn khác ở từng lĩnh vực như cơ quan thuế, thị trường, dân số, môi trường, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp v.v. có tư cách pháp nhân. Các bộ phận, đơn vị, văn phòng đại diện của các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, phụ thuộc vào cơ quan nhà nước không phải là pháp nhân, không có quyền khởi kiện vụ án.
- Các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp v.v. bao gồm các tổ chức có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân. Các tổ chức không có tư cách pháp nhân được khởi kiện vụ án dân sự phải là những tổ chức được pháp luật quy định có quyền tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
b) Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án:
Yêu cầu pháp luật đặt ra việc khởi kiện phải đúng thẩm quyền xét xử về dân sự của tòa án, cụ thể:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Điều 202 Luật đất đai năm 2013 quy định tranh chấp sử dụng đất phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. Như vậy chỉ sau khi thực hiện hòa giải mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí mới khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết.
- Tranh chấp lao động: Theo quy định tại Điều 32 Văn bản hợp nhất số 20/VBHP-VPQH Bộ luật tố tụng dân sự 2019 và Điều 188 Bộ luật lao động 2019, tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc hòa giải quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động 2019.
c) Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật:
Nếu sự việc đã được tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện vụ án, trừ các trường hợp:
d) Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện:
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Điều 184, 185 Văn bản hợp nhất số 20/VBHP-VPQH Bộ luật tố tụng dân sự 2019 quy định về thời hiệu khởi kiện.
3. PHẠM VI KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ:
Điều 188 Văn bản hợp nhất số 20/VBHP-VPQH Bộ luật tố tụng dân sự 2019 quy định phạm vi khởi kiện được xác định như sau:
4. HỒ SƠ KHỞI KIỆN MỘT VỤ ÁN DÂN SỰ:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 189 Văn bản hợp nhất số 20/VBHP-VPQH Bộ luật tố tụng dân sự 2019:
“a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
c) Cá nhân là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện”.
Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Một bộ hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự thông thường bao gồm:
5. THỜI GIAN GIẢI QUYẾT VỤ KIỆN DÂN SỰ:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 Văn bản hợp nhất số 20/VBHP-VPQH Bộ luật tố tụng dân sự 2019;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
7. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ KIỆN DÂN SỰ:
QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Đặt câu hỏi miễn phí