Làm gì khi bị Công an triệu tập, bắt giữ để điều tra. Người bị triệu tập, bị bắt giữ nên bình tĩnh trả lời câu hỏi, trường hợp cho rằng việc trả lời gây bất lợi thì có thể thực hiện quyền im lặng và thuê luật sư...

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Làm gì khi bị Công an triệu tập, bắt giữ để điều tra.


Người bị công an triệu tập ĐẾN LÀM VIỆC cần phải bình tĩnh, khi trả lời câu hỏi của CƠ QUAN ĐIỀU TRA cần phải suy nghĩ chắc chắn  (Tốt nhất NHỜ LUẬT SƯ ĐI CÙNG).

Trường hợp cơ quan điều tra yêu cầu trả lời, ký tá gì đó mà bản thân thấy bất lợi thì không trả lời, không ký và nên thực hiện QUYỀN IM LẶNG để chờ Luật sư (Việc không trả lời, không ký, chờ thuê Luật sư là quyền của mỗi công dân, Luật pháp không quy định im lặng, không ký, chờ thuê Luật sư là chống đối, ngoan cố, hay tình tiết tăng nặng - nên chúng ta không lo lắng cho hành vi đó).

Quyền im lặng hiện nay quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự: Điều 13, 15, Điều 58,59,60,61, Điều 87, Điều 309.

 

Trong cuộc sống, trong công việc chúng ta khó để có thể lường trước "LAO LÝ" có thể xảy đến với bản thân, và do đó ít có cơ hội, cũng như kinh nghiệm đối phó.

Vậy, tốt nhất nên trang bị cho mình những kiến thức, cách ứng xử trước sự cố pháp lý bất lợi đó như thế nào?

Luật sư Công ty Luật Hoàng Sa trao đổi một số việc cần làm khi bạn gặp phải sự cố pháp lý để mọi người cùng tham khảo thực hiện như sau:

 

NẾU BỊ CÔNG AN TRIỆU TẬP LÀM VIỆC BẠN NÊN IM LẶNG THUÊ LUẬT SƯ.

1. THỰC HIỆN QUYỀN IM LẶNG:

* Quy định về quyền IM LẶNG trên thế giới:

"Quyền IM LẶNG" (hay gọi là quyền Miranda) bắt nguồn từ một án lệ ở Mỹ.

Quyền này được giải thích là: “Anh có quyền giữ IM LẶNG và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa”.

Nguyên tắc “quyền Miranda” được pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới ghi nhận. Hiến pháp Nhật Bản quy định “không ai bị giam giữ nếu không được thông báo tội trạng và không có luật sư bênh vực”; quyền IM LẶNG ở Đức được đảm bảo rất rộng: Bị cáo có quyền không khai báo, không nhận tội từ khi bị tình nghi đến khi bị xét xử.

* Quy định về Quyền IM LẶNG tại Việt Nam:

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 không trực tiếp ghi nhận thuật ngữ về quyền IM LẶNG nhưng gián tiếp qua một số điều luật để ngầm hiểu đó là quyền IM LẶNG dành cho bị can, bị cáo khi bị điều tra hình sự.

Quyền im lặng hiện nay quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự: Điều 13, 15, Điều 58,59,60,61, Điều 87, Điều 309.

  • Cụ thể như tại Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về "Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội".
  • Hay theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 60 và điểm h khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự: "Bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội".

Có thể thấy, bị can, bị cáo có quyền tự chủ trong việc khai báo; “trình bày lời khai” là quyền của bị can, bị cáo mà không phải là nghĩa vụ bắt buộc.

Theo đó, bị can, bị cáo có thể trình bày lời khai hoặc không. Việc không trình bày lời khai thể hiện ở việc bị can, bị cáo IM LẶNG trước cơ quan tiến hành tố tụng. Khi bị can, bị cáo IM LẶNG, cơ quan tiến hành tố tụng không có quyền ép buộc họ phải khai báo bằng các biện pháp không hợp pháp.

Như vậy, như phân tích, dẫn dắt quy định ở trên thì mọi người khi bị bắt, bị tạm giữ thì nếu cho rằng mình còn thiếu hiểu biết, lời khai có thể gây bất lợi, thì nên IM LẶNG và yêu cầu được thuê luật sư. 

 

2. THỰC HIỆN QUYỀN THUÊ LUẬT SƯ:

* Bộ luật tố tụng hình sự tại các Điều 16, 60, 61 đều quy định về quyền của bị can, bị cáo được thuê luật sư để bào chữa cho mình. Do đó trong mọi trường hợp kể từ khi bị bắt, bị tạm giữ hoặc thậm chí một hình thức khác như bị mời làm việc cũng có thể tiến hành yêu cầu luật sư có mặt để tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình. 

* Thông tư số 46/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận việc bắt, giữ phải giải thích quyền, nghĩa vụ cho người bị bắt giữ trong đó có quyền được nhờ luật sư bào chữa. Cụ thể:

  • Đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam

+ Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có đơn yêu cầu người bào chữa thì Cơ quan điều tra, cơ sở giam giữ đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.

Việc chuyển đơn yêu cầu người bào chữa của cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam được gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan này hoặc gửi qua đường bưu chính. Nếu gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì phải có ký nhận tại Sổ giao nhận công văn, tài liệu.

+ Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam chưa yêu cầu nhờ người bào chữa thì trong lần đầu tiên lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, lần đầu tiên hỏi cung bị can, Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra phải hỏi rõ người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có nhờ người bào chữa hay không và phải ghi ý kiến của họ vào biên bản. Nếu họ có yêu cầu nhờ người bào chữa thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bào chữa và thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Trường hợp họ không nhờ người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ sau khi lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, 24 giờ kể từ khi hỏi cung bị can lần đầu, Điều tra viên, Cán bộ điều tra đã lấy lời khai, hỏi cung có trách nhiệm thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.

  • Đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

+ Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có đơn yêu cầu người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa, cơ quan nhận đơn của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan nhận đơn phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa. Việc chuyển đơn được thực hiện qua đường bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp nếu người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích có nhu cầu nhận trực tiếp tại trụ sở cơ quan này và có ký nhận tại Sổ giao nhận công văn, tài liệu.

Việc chuyển đơn có thể được thực hiện cùng với việc thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trong quá trình thực hiện việc chuyển đơn, nếu người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bị áp dụng biện pháp tạm giữ thì việc tiến hành các thủ tục đăng ký bào chữa tiếp tục được thực hiện, không phải làm các thủ tục đăng ký đối với người bị tạm giữ.

+ Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không yêu cầu người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi lập xong biên bản giao nhận Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bị tạm giữ thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 46/2019/TT-BCA.

 

* Lưu ý rằng:

  • Khi cơ quan thẩm quyền từ chối việc thuê luật sư của bạn, và giải thích rằng đang mời làm việc chứ chưa khởi tố điều tra vụ án thì bạn hoàn toàn có thể từ chối làm việc, từ chối hợp tác với mọi câu hỏi của người hỏi. Và tất nhiên khi cơ quan thẩm quyền áp giải, hay đưa bạn đi đâu đó đều phải có lệnh, giấy tờ chứng minh cho việc đó, bạn phải yêu cầu họ xuất trình, nếu không thì bạn phải từ chối hợp tác.
  • Sau khi có yêu cầu thuê luật sư bào chữa, thì mọi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền phải được thông báo cho luật sư biết để tham gia. Nếu luật sư không tham gia thì người bị bắt, giữ có quyền từ chối làm việc đến khi có luật sư.
  • Luật sư sẽ là người dự cung cùng cơ quan thẩm quyền để hướng dẫn, hỗ trợ người bị bắt, giữ trong việc khai báo phù hợp.
  • Cơ quan thẩm quyền chỉ có nghĩa vụ giải thích mà không được tác động, xúi dục người bị bắt, giữ từ chối luật sư.

* Quan trọng nhất: 

  • Việc bạn sử dụng QUYỀN IM LẶNG trước cơ quan điều tra sẽ không bị xem xét là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tức là bạn có thể bị cơ quan tố tụng "dọa cung" rằng ngoan cố không khai báo sẽ bị nặng tội đấy. NHƯNG pháp luật thì không quy định như vậy. Nên bạn hoàn toàn được phép sử dụng QUYỀN IM LẶNG.
  • Khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 Quy định: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, trong đó không có điểm nào quy định việc im lặng, không khai báo là tình tiết tăng nặng.

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

 

NẾU BỊ CÔNG AN TRIỆU TẬP LÀM VIỆC, BẠN NÊN IM LẶNGTHUÊ LUẬT SƯ.


 

VÌ SAO CHỌN CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA.

1. UY TÍN: Chúng tôi luôn đề cao chữ tín với khách hàng.

2. CHUYÊN NGHIỆP: Là đơn vị tư vấn luật, chúng tôi hướng tới sự chuyên nghiệp từng tác phong, lời nói, giao kết với khách hàng trong mọi hoàn cảnh.

3. TRÁCH NHIỆM: Chúng tôi nói được và làm được, trong bất kỳ sự cố, sự kiện bất khả kháng xảy ra, chúng tôi vẫn hỗ trợ khách hàng và cam kết chịu trách nhiệm đến cùng.

4. KINH NGHIỆM: Chúng tôi được thành lập và hoạt động từ năm 2009, do đó dịch vụ chúng tôi cung cấp có sự trải nghiệm thực tế. 

5. CHI PHÍ HỢP LÝ: Để mang đến sự thoải mái cho khách hàng, chúng tôi luôn luôn so sánh để điều chỉnh phí dịch vụ trên cơ sở chất lượng tư vấn tương tự.

6. YẾU TỐ NGOẠI GIAO: Chúng tôi có mối quan hệ tốt với cơ quan, chính quyền, tổ chức khác để phục vụ tốt cho công việc của khách hàng.

7. CAM KẾT BẢO MẬT: Luật sư cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin, tài liệu, và những trao đổi công việc với khách hàng.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)