Thông tư số 01/2025/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BQP hướng dẫn thí điểm xử lý vật chứng

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

11_1741160351_68967c7ff9fd344a.docx

Thông tư số 01/2025/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BQP hướng dẫn thí điểm xử lý vật chứng

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU 3 NGHỊ QUYẾT SỐ 164/2024/QH15 CỦA QUỐC HỘI THÍ ĐIỂM XỬ LÝ VẬT CHỨNG, TÀI SẢN TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ MỘT SỐ VỤ VIỆC, VỤ ÁN HÌNH SỰ

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này quy định căn cứ, điều kiện, thời hạn, trình tự, thủ tục, trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 164/2024/QH15 ngày 28 tháng 11 năm 2024 của Quốc hội khóa XV thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 164/2024/QH15).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, giải quyết vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

2. Người tiến hành tố tụng thuộc các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Cơ quan có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Cơ quan thi hành án dân sự.

4. Người tham gia tố tụng.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

1. Tuân thủ đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Nghị quyết số 164/2024/QH15 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bảo đảm sự thống nhất phối hợp, tuân thủ đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật.

3. Bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, có đủ căn cứ, điều kiện không để xảy ra vi phạm, lạm dụng, ảnh hưởng đến quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chương II

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VẬT CHỨNG, TÀI SẢN

Điều 4. Trả lại tiền cho bị hại

1. Cơ quan tiến hành tố tụng xem xét quyết định trả lại tiền đã thu giữ, tạm giữ, phong tỏa cho bị hại hoặc đại diện của bị hại theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 164/2024/QH15 khi có đủ các căn cứ, điều kiện sau:

a) Đã xác định được rõ chủ sở hữu đối với số tiền đã thu giữ, tạm giữ, phong tỏa;

b) Đã xác định rõ bị hại, tổng thiệt hại và số tiền bị thiệt hại đối với từng bị hại;

c) Có văn bản đề nghị được trả lại số tiền bị thiệt hại của các bị hại hoặc đại diện của bị hại;

d) Có văn bản đề nghị trả lại số tiền bị thiệt hại của bị can, bị cáo hoặc người khác là chủ sở hữu.

2. Số tiền xem xét quyết định trả lại cho bị hại được xác định như sau:

a) Số tiền xem xét quyết định trả lại cho bị hại được xác định bằng tổng số tiền thu giữ, tạm giữ, phong tỏa trừ đi số tiền tạm tính về án phí, lệ phí và các khoản ưu tiên thi hành khác theo quy định pháp luật thi hành án dân sự;

b) Trường hợp số tiền xem xét quyết định trả lại cho bị hại theo quy định tại điểm a khoản này lớn hơn hoặc bằng tổng số tiền thiệt hại của các bị hại thì trả lại toàn bộ cho bị hại. Phần tiền còn lại (nếu có) được xử lý theo Điều 5 Thông tư liên tịch này;

c) Trường hợp số tiền xem xét quyết định trả cho bị hại theo quy định tại điểm a khoản này nhỏ hơn tổng số tiền thiệt hại của các bị hại thì mỗi bị hại được trả lại theo tỷ lệ dựa trên tổng số tiền xem xét trả lại cho các bị hại theo quy định tại điểm a khoản này so với tổng thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

d) Trường hợp tiền thu giữ, tạm giữ, phong tỏa là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực thì khi quyết định trả lại tiền cho bị hại, cơ quan tiến hành tố tụng phải đề nghị một tổ chức tín dụng có thẩm quyền quy đổi và tiến hành chi trả bằng tiền Việt Nam đồng theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm chi trả;

đ) Trường hợp đến giai đoạn xét xử Tòa án xác định số tiền đã trả cho bị hại không đúng với thiệt hại thực tế mà bị hại đó đã được nhận thì Hội đồng xét xử quyết định xử lý trong bản án, quyết định.

3. Trình tự, thủ tục trả lại tiền cho bị hại được thực hiện như sau:

a) Cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, tài liệu để xác định căn cứ, điều kiện trả lại tiền cho bị hại và thông báo cho bị hại, bị can, bị cáo, người khác là chủ sở hữu số tiền để họ có văn bản đề nghị. Trường hợp vụ án có nhiều bị hại mà không thể thực hiện việc thông báo trực tiếp cho bị hại thì cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)