Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Yên Hòa, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Yên Hòa, HN
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 02/2021/QH15, Luật số 34/2024/QH15, Luật số 59/2024/QH15 và Luật số 99/2025/QH15;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 64/2025/QH15;
Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao liên tịch ban hành quy định về phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt bị can, bị cáo.
Thông tư liên tịch này quy định về phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện trình tự, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt bị can, bị cáo theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 233, khoản 2 và khoản 3 Điều 243, điểm a và điểm b khoản 2 Điều 290 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với:
1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây viết tắt là Cơ quan điều tra);
2. Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp (sau đây viết tắt là Viện kiểm sát);
3. Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp (sau đây viết tắt là Tòa án);
4. Người tiến hành tố tụng thuộc các cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
5. Bị can, bị cáo;
6. Người bào chữa, người đại diện, người thân thích của bị can, bị cáo vắng mặt;
7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt bị can, bị cáo.
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.
2. Bảo đảm thận trọng, khách quan, chặt chẽ, không để xảy ra vi phạm, lạm dụng; chỉ kết luận điều tra, quyết định truy tố, xét xử vắng mặt bị can, bị cáo khi thuộc các trường hợp và đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch này.
3. Bảo đảm tuân thủ đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ VIỆC PHỐI HỢP TRONG ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ VẮNG MẶT BỊ CAN, BỊ CÁO
1. Cơ quan điều tra áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 233, Viện kiểm sát áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 243, Tòa án áp dụng quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 290 của Bộ luật Tố tụng hình sự để điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt bị can, bị cáo trong các trường hợp sau:
a) Bị can, bị cáo trốn hoặc không biết bị can, bị cáo ở đâu và việc truy nã không có kết quả.
Bị can, bị cáo trốn là trường hợp bị can, bị cáo cố ý trốn tránh, vắng mặt, cơ quan tiến hành tố tụng không giao được giấy triệu tập cho bị can, bị cáo hoặc đã giao giấy triệu tập nhưng bị can, bị cáo không chấp hành, trình diện theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc che giấu tung tích, nơi cư trú, nơi làm việc, nơi học tập nhằm không chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Không biết bị can, bị cáo ở đâu là trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã tiến hành các hoạt động xác minh theo quy định pháp luật nhưng không xác định được bị can, bị cáo ở đâu.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí