Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Thiệt vì lập hợp đồng kinh tế bằng ngoại tệ.
Chính sách chống đô la hóa trong nền kinh tế hướng đến mục tiêu rộng lớn hơn của nền kinh tế để đảm bảo giá trị VND trong dài hạn, không nên vì lợi ích trước mắt mà có thể ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài trong chính sách tiền tệ.
Ông Cao Ngọc Đức, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Tín Nghĩa (Đồng Nai) cho biết: DN xây dựng và phát triển hạ tầng khu công nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài thuê 50 năm, trong đó có phần phí sử dụng hạ tầng như đường, điện, nước, hệ thống xử lý nước thải, cây xanh, an ninh… Những khoản phí này được lập hợp đồng tính theo m2 trên năm, giá trị hợp đồng hiển thị bằng ngoại tệ và thanh toán bằng VND tính theo tỷ giá USD tại thời điểm NH niêm yết.
Như vậy, bản hợp đồng này được coi là vi phạm quy định Nhà nước vì đã sử dụng ngoại tệ trong việc lập hợp đồng trên lãnh thổ Việt Nam. Kinh doanh ở quốc gia nào phải thanh toán bằng đồng nội tệ quốc gia đó là nguyên tắc căn bản trong hoạt động kinh doanh ở nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, theo ông Đức, tiền đồng Việt Nam những năm qua luôn tăng giá so với USD, nên nhà đầu tư nước ngoài luôn hưởng lợi do sử dụng USD thanh toán cho các công ty trong nước. Chẳng hạn, tổng doanh thu phí sử dụng hạ tầng mỗi năm khoảng trên dưới 10 triệu USD, nếu mỗi năm tỷ giá tăng 2% thì sau mười năm DN sẽ mất khoảng 20% chênh lệch tỷ giá.
10 triệu USD phí sử dụng hạ tầng của Tổng công ty Tín Nghĩa một năm, mới chỉ là một đơn cử, nếu nhân với toàn bộ số phí dịch vụ cung cấp vào tận hàng rào khu công nghiệp cả nước, giá trị lên đến hàng trăm triệu USD. Hiện nay chỉ riêng những khu chế xuất mới có cơ chế cho phép thanh toán bằng ngoại tệ, vì đây là khu ngoại quan. Còn các DN làm hạ tầng khu công nghiệp vẫn theo chính sách nội địa, theo quy định hiện hành không thuộc đơn vị được kinh doanh ngoại tệ nên không được sử dụng ngoại tệ, trong mọi trường hợp.
Thực tế này diễn ra phổ biến trong mọi lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, như cho người nước ngoài thuê nhà, khách sạn, du lịch… Thế nhưng nhiều cá nhân, DN vẫn lách bằng cách, lập hợp đồng thanh toán tiền thuê dịch vụ bằng tiền đồng nhưng lại có phụ lục hợp đồng bằng ngoại tệ. Hoặc điều khoản tăng giá trị dịch vụ khi tỷ giá VND/USD tăng, ghi giá VND thêm “ngoặc đơn ngoặc kép” trong phần giá bằng ngoại tệ để bảo toàn giá trị… DN nào kín đáo thì có thể thoát hiểm, đơn vị nào nghiêm túc thực hiện những quy định của pháp luật dễ bề bị lộ. Và lâu lâu lực lượng chức năng lại bắt được vài vụ và xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm quy định ngoại hối.
Ông Cao Ngọc Đức cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị với NHNN, cho phép Công ty Tín Nghĩa lập hợp đồng bằng USD nhưng thanh toán bằng tiền đồng quy đổi theo giá ngoại tệ niêm yết của NHTM để giảm bớt thiệt hại khi tỷ giá có biến động. Bởi câu chuyện làm ăn kinh doanh lâu dài không thể dấm dúi, nhất là uy tín của công ty cung cấp dịch vụ với nhà đầu tư nước ngoài mua dịch vụ của người Việt Nam.
Trong khi đó các chuyên gia tài chính khẳng định, thanh toán bằng VND còn khẳng định vị thế chủ quyền kinh tế của đất nước, cơ chế chính sách không thể có ưu đãi riêng cho thành phần này, trường hợp khác. Chính sách chống đô la hóa trong nền kinh tế hướng đến mục tiêu rộng lớn hơn của nền kinh tế để đảm bảo giá trị VND trong dài hạn, không nên vì lợi ích trước mắt mà có thể ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài trong chính sách tiền tệ.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí