Quy trình, thủ tục đăng ký đi thực tập sinh tại Nhật Bản
Công ty Luật Hoàng Sa hướng dẫn Quy trình, thủ tục đăng ký đi thực tập sinh tại Nhật Bản
Hiện có 2 hình thức đi thực tập sinh tại Nhật
- Thông qua tổ chức IM Japan (tổ chức phi lợi nhuận)
Người lao động có nguyện vọng tham gia Chương trình, đáp ứng các điều kiện theo quy định dưới đây đều có thể đăng ký dự tuyển tham gia Chương trình (không hạn chế về số lượng ứng viên đăng ký dự tuyển).
- Ngành nghề tuyển dụng (1 năm hoặc 3 năm): 71 ngành nghề theo quy định của Nhật Bản, chủ yếu tập trung ở những ngành nghề sau:
- Cơ khí (hàn, tiện, dập, đúc...)
- May, nông nghiệp
- Lắp ráp điện tử, kiểm tra sản phẩm
- Trang trí nội thất, xây dựng...
- Điều kiện đăng ký dự tuyển.
- Độ tuổi: tuổi từ 20 đến 30
- Trình độ: tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên
- Chiều cao: 1m50 trở lên, cân nặng phù hợp với chiều cao
- Không xăm mình, không bị tật nguyền, không có dị tật, không có sẹo; không bị cận thị, nhược thị, rối loạn sắc giác;
- Có đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe;
- Có đạo đức tốt, ý thức kỷ luật tốt, không có tiền án;
- Có hộ khẩu thường trú và sinh sống tại địa phương đăng ký dự tuyển.
- Là người chưa từng tham gia các chương trình đào tạo thực tập sinh của Nhật Bản, có ý chí quyết tâm cao, không bị ràng buộc bởi điều kiện gia đình để tránh trường hợp tự ý bỏ học giữa chừng.
- Quy trình đăng kí dự tuyển.
+ Người lao động xuất trình Giấy chứng minh nhân dân và Sổ Hộ khẩu khi đăng ký dự tuyển đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản.
+ Nếu đáp ứng yêu cầu về độ tuổi và hộ khẩu thường trú, người lao động nhận phiếu kê khai thông tin cá nhân và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.
+ Nộp Phiếu thông tin cho cán bộ tiếp nhận đăng ký.
- Mẫu hồ sơ đăng ký dự tuyển.
Người lao động sau khi nộp Phiếu thông tin sẽ nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo 1 trong 2 hình thức sau:
+ Tải hồ sơ trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Lao động ngoài nước tại địa chỉ www.colab.gov.vn, hoặc
+ Mua trực tiếp hồ sơ tại địa điểm tiếp nhận đăng ký (35.000đ/bộ hồ sơ)
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký dự tuyển đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản.
Hồ sơ đăng ký dự tuyển đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, bao gồm các giấy tờ sau:
+ Sơ yếu lý lịch;
+ Đơn tự nguyện đăng ký dự tuyển đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản;
+ Thông tin về chương trình thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản;
+ Giấy khám và chứng nhận sức khỏe (1 bản bằng tiếng Việt và 1 bản bằng tiếng Anh theo mẫu);
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân;
+ Bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu;
+ Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp THPT, Chứng chỉ nghề hoặc bằng cấp chuyên môn (nếu có);
- Địa chỉ nộp hồ sơ:
Người lao động hoàn thiện hồ sơ và nộp về Trung tâm Lao động ngoài nước bằng hình thức chuyển phát nhanh qua đường bưu điện (Địa chỉ: Số 1, Trịnh Hoài Đức, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký dự tuyển (theo dấu bưu điện).
Trung tâm Lao động ngoài nước phối hợp với Văn phòng Tổ chức IM Japan tổ chức thi tuyển cho những người lao động đủ điều kiện.
Nội dung thi tuyển, bao gồm: thi Toán; kiểm tra thân thể, thị lực, sắc giác; thi thể lực (chạy, chống đẩy, gập cơ bụng) và phỏng vấn.
Văn phòng IM Japan chuẩn bị đề thi toán và chủ trì việc chấm thi, kiểm tra thân thể, thị lực, sắc giác.
7. Địa điểm thi tuyển: Tại các địa điểm đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký.
8. Hình thức thông báo kết quả thi tuyển:
Sau khi kết thúc thi tuyển, Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ thông báo kết quả trực tiếp cho người lao động tham gia thi tuyển và hướng dẫn người lao động các thủ tục cần thiết để tập trung nhập học, tham dự các khóa đào tạo, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội danh sách những người lao động trúng tuyển và công khai thông tin kết quả thi tuyển trên trang thông tin điện tử của Trung tâm.
9. Các khoản chi phí sau khi ký hợp đồng
- Chi phí làm Hộ chiếu
- Lệ phí visa
- Chi phí khám sức khỏe
- Chi phí đào tạo dự bị trong thời gian 03 tháng đầu
- Chi phí tham dự khóa ôn tập 1 tháng trước khi xuất cảnh (nếu là giáo viên người Việt giảng dạy)
- Chi phí ăn, ở trong thời gian 08 tháng của Khóa đào tạo tại Việt Nam
- Thông qua các Doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam
Người lao động Việt Nam có nhu cầu đi thực tập tại thị trường Nhật Bản thông qua doanh nghiệp truy cập trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại địa chỉ https://dolab.gov.vn/ để biết danh sách các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng và cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép.
Tìm hiểu công việc, thị trường, mức thu nhập và chi phí phù hợp để đăng ký dự tuyển.
- Ngành nghề tuyển dụng (1 năm hoặc 3 năm): 71 ngành nghề theo quy định của Nhật Bản, chủ yếu tập trung ở những ngành nghề sau:
- Cơ khí (hàn, tiện, dập, đúc...)
- May, nông nghiệp
- Lắp ráp điện tử, kiểm tra sản phẩm
- Trang trí nội thất, xây dựng
- Chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản
- Nhựa..
- Điều kiện đăng ký dự tuyển.
- Độ tuổi: nam/nữ tuổi từ 19-35
- Trình độ: tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên
- Chiều cao: 1m50 trở lên, cân nặng phù hợp với chiều cao
- Không xăm mình, không bị tật nguyền, không có dị tật, không có sẹo; không bị cận thị, nhược thị, rối loạn sắc giác;
- Có đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe;
- Có đạo đức tốt, ý thức kỷ luật tốt, không có tiền án;
- Có hộ khẩu thường trú và sinh sống tại địa phương đăng ký dự tuyển;
- Có kinh nghiệm làm việc ở các ngành nghề dự kiến đi thực tập.
- Chuẩn bị hồ sơ dự tuyển (mẫu hồ sơ làm theo hướng dẫn của các Doanh nghiệp đăng kí dự tuyển)
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND phường (xã)
- Giấy tờ cá nhân (Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp...)
- Các giấy tờ cam kết về việc thực hiện hợp đồng đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết
- Bảng kê chi tiết các chi phí cho lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài
- Các hợp đồng sẽ ký kết sau khi trúng tuyển.
- Hợp đồng lao động: Đây là loại giấy tờ mà người lao động phải ký kết với người sử dụng lao động trước khi xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc. Trong đó quy định rõ về điều kiện làm việc, thu nhập, thời gian nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm, nơi ăn, ở, hỗ trợ đi lại. Doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng có trách nhiệm diễn giải đầy đủ nội dung hợp đồng với người lao động.
- Hợp đồng đưa thực tập sinh sang thực tập tại Nhật Bản: Đây là loại giấy tờ mà người lao động phải ký kết với doanh nghiệp tuyển dụng Việt Nam trước khi xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc.Trong đó quy định rõ về điều kiện làm việc, thu nhập, thời gian nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm, nơi ăn, ở, hỗ trợ đi lại, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tuyển dụng đối với người lao động. Hợp đồng ký trước khi xuất cảnh tối thiểu 05 ngày.
- Các giấy tờ cần thiết để người lao động xuất cảnh và làm việc tại Nhật Bản.
- Hộ chiếu: Người lao động phải được cấp hộ chiếu và phải tự lưu giữ và bảo quản hộ chiếu của mình. Nếu người sử dụng lao động cần hộ chiếu của người lao động để làm thủ tục liên quan đến vấn đề di trú, người lao động có thể ủy quyền cho người sử dụng lao động giữ hộ chiếu cho mục đích đó và chỉ trong một thời gian nhất định.
- Thị thực làm việc: Đại sứ quán các Nhật Bản sẽ đóng dấu thị thực vào hộ chiếu của người lao động. Thị thực được coi là việc cho phép người lao động được nhập cảnh và làm làm việc tại thị trường Nhật Bản. Thị thực được gia hạn hằng năm, thị thực hết hạn vào lúc kết thúc hợp đồng lao động.
- Các khoản chi phí sau khi ký hợp đồng.
Theo quy định, người lao động phải chịu các khoản chi phí trước khi xuất cảnh như sau:
- Tiền học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định tại Quyết định 630/QĐ-LĐTBXH ngày 19/5/2010
- Vé máy bay: Người sử dụng lao động chi trả vé máy bay hai chiều sau khi kết thúc hợp đồng.
- Visa: (Theo quy định).
- Tiền khám sức khỏe: Theo quy định tại bệnh viện;
- Phí Môi giới: Quy định về mức tiền môi giới tối đa người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp tại phụ lục đính kèm Quyết định số 61/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 12/8/2008
- Tiền tham gia Quỹ hỗ trợ lao động người nước: 100.000 VNĐ.
- Chi phí đi lại, đồng phục, vali…
Tổng mức thu theo quy định không vượt quá 3.600USD/TTS/hợp đồng
- Tranh chấp phát sinh.
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh, khiếu nại:
- Người lao động phải thông tin cho cán bộ đại diện hoặc Công ty, đồng thời liên lạc với Ban Quản lý lao động hoặc Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để được hỗ trợ giải quyết.
- Người lao động cũng có thể gửi đơn thư hoặc thông tin cho Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Địa chỉ: 41B Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Số điện thoại: 043.824 9526
- Thanh lý hợp đồng
Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải đến doanh nghiệp để thực hiện thanh lý hợp đồng. Nếu người lao động không đến thanh lý hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ đơn phương thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Liên hệ với Luật sư để được tư vấn miễn phí.
Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn:
Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:
MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
- Tập đoàn FPT (FPT Soft, FPT University, FPT shop, Fis ...).
- Công ty Bình Minh (Petro Bình Minh Quảng Ninh).
- Công ty TNHH Osco International (Nhật Bản).
- Tổng công ty Mỏ Việt Bắc - Tập đoàn TKV.
- Công ty CP Licogi13- CMC.
- Công ty CP đầu tư BizMan (Quảng Cáo ngoài trời).
- Công ty TNHH truyền thông Dolphin.
- Công ty Ô tô Hyundai Đông Nam.
- Công ty chứng khoán Vinashin.
- Công ty Dịch vụ bảo vệ Đông Nam Á - SeaBank AMC.
- Constrexim Holding.
- Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MBBank).
- Ngân hàng ShinhanBank tại Việt Nam.
- Công ty giáo dục quốc tế Nhật Bản (tư vấn du học).
- Công ty VnTrip OTA.
- & các cá nhân, tổ chức là thân chủ/ khách hàng của Công ty Luật Hoàng Sa tham gia tố tụng tại tòa án, cơ quan tố tụng khác.