Quy định về tự thú và đầu thú trong vụ án hình sự

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Quy định về tự thú và đầu thú trong vụ án hình sự.


1. Điểm giống nhau giữa tự thú và đầu thú:

- Đầu thú và tự thú là hành động của người có những hành vi phạm tội tự mình đến trình diện và khai báo tại cơ quan chức năng để được xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

- Mong muốn giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật và chủ động chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm của mình.

- Hành vi đầu thú và tự thú đều được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

 

2.  Điểm khác nhau giữa tự thú và đầu thú:

- Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

- Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

 

3. Đặc điểm tự thú và đầu thú:

- Hành vi phạm tội chưa bị ai phát giác hoặc đã bị phát giác nhưng chưa xác định được ai là tội phạm.

- Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành.

- Việc người phạm tội tự khai ra hành vi phạm tội của mình với nhà chức trách là biểu hiện của sự ăn năn hối cải về việc làm sai trái của mình nên đáng được khoan hồng.

- Hành vi đầu thú cho thấy người có hành vi phạm tội có tư tưởng ăn năng, đã nhìn nhận ra lỗi lầm của mình.

 

4. Quy định trong luật:

- Tự thú: được quy định tại điểm O khoản 1 điều 46, đầu thú chưa được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi 2009).

- Tự thú và đầu thú được quy định cụ thể hơn trong bộ luật hình sự 2015 (phần giải thích từ ngữ).

 

5. Lưu ý: 

Công văn số 81 ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân Tối cao (Công văn 81) giải đáp các vấn đề nghiệp vụ đã hướng dẫn:

““Tự thú” là tự mình nhận tội và khai báo hành vi phạm tội của mình trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện. “Đầu thú” là có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật…

Nếu người phạm tội tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ "tự thú" quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.

Nếu có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.”


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)