Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quan hệ về nhân thân của vợ, chồng được hiểu như thế nào?
Hỏi:
Quan hệ về nhân thân của vợ, chồng được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Quan hệ nhân thân có đặc điểm là quyền và nghĩa vụ gắn liền với nhân thân mỗi chủ thể, không thể chuyển dịch cho người khác.
Căn cứ phát sinh quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là sự kiện kết hôn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng.
Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng được pháp luật Hôn nhân gia đinh quy định như sau:
Về tình nghĩa vợ chồng:
"1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác."-Điều 19, Luật Hôn nhân gia đình
Về các quyền và nghĩa vụ nhân thân thể hiện tính dân chủ, bình đẳng giữa vợ, chồng:
Vợ,chồng có quyền bình đẳng trong việc lựa chọn chỗ ở, nơi cư trú. Căn cứ theo Điều 20 Luật hôn nhân gia đình “Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.”; Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau (Điều 21); Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau (Điều 22); Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. (Điều 23).
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí