Những khó khăn sinh viên ngành luật thường gặp.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

NHỮNG KHÓ KHĂN SINH VIÊN LUẬT HAY GẶP.


Khoảng thời gian bắt đầu đi làm, bắt đầu tiếp xúc với thế giới công sở thường là khoảng thời gian sinh viên luật gặp nhiều khó khăn và thường mắc nhiều lỗi nhất. Chưa thích nghi được với lối sống của người đi làm, hoặc chưa quen với văn hóa công ty, hoặc chưa quen với áp lực công việc… những điều đó hoàn toàn bình thường.

Chính bản thân mình cũng từng trải qua những điều đó, và mình viết bài viết này với hi vọng các bạn có xuất phát điểm là sinh viên luật giống như mình sẽ có thể giảm bớt những trải nghiệm khó khăn, thuận lợi hơn trong những ngày đầu đi làm.

Một số các bạn sinh viên luật thiếu kỹ năng quan sát và bắt chước

Đây là một trong những kỹ năng tối quan trọng không chỉ khi đi làm mà còn là khi bạn mới bắt đầu làm bất cứ công việc gì.

Khi bạn mới vào công ty, cách nhanh nhất để bạn biết được văn hóa công ty như thế nào, mọi người ở đây ra sao, cách xử lý và phối hợp xử lý công việc thế nào… là quan sát và quan sát thật tỉ mỉ.

Ví dụ, khi họp bạn thấy chị A báo cáo với sếp theo cách như sau: [Tóm tắt sơ bộ vụ việc], vấn đề là [ABC], để xử lý thì có một số phương án như [X] và [Y]. Đối với phương án [X] thì ưu điểm là [D], nhược điểm là [E]. Đối với phương án [Y] thì ưu điểm là [F], nhược điểm là [G], nên theo quan điểm của em thì nên ….. thì hôm sau khi bạn báo cáo một vụ việc khác bạn cũng có thể học theo mô típ như vậy.

Khả năng quan sát và bắt chước, không chỉ giới hạn trong các công việc chuyên môn, mà còn ở đời sống văn phòng nói chung hay bất kỳ việc nhỏ lẻ nào khác.

Ví dụ như, bạn đi làm/đi thực tập ở 1 công ty luật nhỏ, ngày đầu đi làm bạn thấy chị A, anh B đến văn phòng sớm, rửa bộ ly tiếp khách, lau bàn phòng họp, pha trà, cắm hoa… thì có thể phụ giúp anh chị, rồi hôm sau bạn cũng bắt chước như vậy, sáng đến pha trà, lau bàn…

Bắt đầu quan sát từ những việc nhỏ như vậy, sẽ giúp bạn sớm thích nghi với môi trường làm việc hơn, cũng dễ dàng ghi điểm hơn ở môi trường mới nữa đấy.


Nhiều bạn sinh viên luật không biết cách tương tác với cấp trên

Các bạn mới đi làm thường có tâm lý “sợ sếp”, không dám nói chuyện với sếp hoặc thậm chí còn không có ý định nói chuyện với sếp, chỉ khi nào được hỏi mới trả lời. Đó là một sai lầm lớn.

Hiểu tính cách, hiểu ý kiến và biết cách tương tác với cấp trên là một lợi thế cực kỳ lớn giúp công việc của bạn thuận lợi và bớt áp lực hơn.

Trong các công việc chuyên môn, bạn có thể bắt đầu từ việc bắt chước các anh chị đi trước trong cách trao đổi, hoặc trên cơ sở sự nghiên cứu của bản thân, vạch ra các ý, rồi trao đổi với cấp trên theo cách ngắn gọn nhất, logic nhất.

Trong các câu chuyện khác, như khi mọi người trò chuyện lúc cùng ăn uống, nếu chủ đề mà sếp đang nói tới bạn cũng biết đến thì bạn có thể góp thêm lời. Ví dụ như sếp bạn nói đến công ty luật A, bạn trước đây cũng từng apply vào đó, vậy là bạn đã có thêm 1 câu chuyện để nối tiếp ý của sếp rồi.

Cuộc sống công sở thường kéo dài 10-12 giờ một ngày ở văn phòng, bởi vậy, việc tương tác với những người khác, đặc biệt là với cấp trên cực kì quan trọng, giúp cho 10-12 tiếng của bạn trở nên dễ chịu hơn, thoải mái hơn rất nhiều.


Một số khác lại thiếu kỹ năng làm việc nhóm

Khi đi làm ở các công ty luật, kỹ năng phối hợp và làm việc với các thành viên trong team là điều bạn luôn cần trang bị cho mình. Điều này nên bắt đầu từ việc quan sát và bắt chước.

Khi bạn mới vào team, bạn chưa biết cách làm việc của các thành viên trong team mình như thế nào, cách phối hợp xử lý công việc chung ra sao, thì quan sát hẳn là điều tất yếu cần thiết.

Hãy thử để ý xem, mọi người thường trao đổi trực tiếp với nhau, hay trao đổi trong một group chung, hay thường vào phòng họp mỗi khi có vấn đề cần trao đổi? Khi có một vấn đề không thống nhất quan điểm, cách mà anh chị trao đổi, thảo luận và đưa ra ý kiến như thế nào?

Nhiều bạn sinh viên luật mới đi làm thường không để ý điều này, cộng thêm cái tôi lớn và mong muốn chứng tỏ bản thân, nên khi bất đồng quan điểm thường tỏ ra rất “cứng đầu”, chỉ chăm chăm một mực bảo vệ quan điểm của mình mà quên mất rằng, việc tranh luận nhằm mục đích cuối cùng là để có phương án giải quyết tốt nhất cho khách hàng, chứ không phải việc ai đúng, ai sai.

Các kỹ năng mà chúng ta cần phải học luôn rất nhiều, đặc biệt là khi vừa chập chững bước chân vào thế giới của các công ty, văn phòng luật.

Mong là những chia sẻ của mình có thể giúp các bạn mới đi làm đỡ bỡ ngỡ hơn, sớm tìm thấy sự thoải mái và vui vẻ trong chính công việc của mình.

ST

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)