Người bị tố giác tội phạm có quyền mời luật sư.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Người bị tố giác tội phạm có quyền mời luật sư.

 

BLTTHS hiện hành không quy định về việc người bị tố giác phạm tội, bị kiến nghị khởi tố (xin gọi chung là người bị tố giác) có quyền có người bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Thực tiễn đã xảy ra những vụ hình sự hóa quan hệ dân sự hay kinh tế, hành chính; làm oan người vô tội do bức cung, dùng nhục hình trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm.

Nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn tiền tố tụng này, Điều 83 và Điều 84 BLTTHS 2015 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác.

Theo đó, ngay từ giai đoạn cơ quan công an giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, người bị tố giác đã có quyền có người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. Người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị tố giác có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện, trợ giúp viên pháp lý.

Luật sư, người đại diện… của người bị tố giác được đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; kiểm tra, đánh giá, trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.

Đặc biệt, luật sư, người đại diện… của người bị tố giác được có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác. Nếu được điều tra viên hoặc kiểm sát viên đồng ý thì họ được hỏi người bị tố giác. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì luật sư, người đại diện… của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác. Họ còn có quyền có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người bị tố giác; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Song song đó, luật sư, người đại diện… của người bị tố giác có nghĩa vụ: Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án; giúp người bị tố giác về pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ.

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là BLTTHS 2015 lại chưa quy định cụ thể là luật sư, người đại diện… của người bị tố giác được tham gia từ thời điểm nào, từ khi CQĐT có giấy mời người bị tố giác tới làm việc hay từ khi CQĐT có quyết định phân công cán bộ giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị tố giác có phải đăng ký với CQĐT hay không. Nếu có thì thủ tục ra sao, thời hạn CQĐT phải giải quyết thế nào…

Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa, BLTTHS 2015 sẽ có hiệu lực. Vì vậy rất cần có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về thủ tục đăng ký của người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị tố giác để quy định rất tiến bộ này có thể đi vào cuộc sống.


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)