Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Bộ máy doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự lựa chọn, nó có nhiều mô hình khác nhau;nhưng để có hiệu quả nó thường phải có dạng cơ cấu trực tuyến - chức năng, tham mưu, kết hợp với cơ cấu không chính thức, và nó phải có đủ các bộ phận quan trọng sau đây:
- Bộ phận marketing (với chức năng như:)
+ Nghiên cứu dự báo thị trường.
+ Nghiên cứu dự báo các biện pháp cạnh tranh.
+ Phục vụ việc bán hàng cho khách.
+ Tuyên truyền quảng cáo.
+ Chuẩn bị sản phẩm mới v.v...).
- Bộ phận thông tin với các trung tâm vi tính đủ mạnh.
- Bộ phận công nghệ, sản xuất.
- Bộ phận tài chính, kế toán.
- Bộ phận tư vấn (về luật pháp, tâm lý, sức khoẻ v.v...).
- Bộ phận nhân sự.
Uỷ quyền quản trị
a. Khái niệm về uỷ quyền
Uỷ quyền là việc cán bộ quản lý cấp trên cho phép cán bộ cấp dưới có quyền ra quyết định vềnhững vấn đề thuộc quyền hạn của mình, trong khi người cho phép vẫn đứng ra chịu trách nhiệm. Uỷquyền là một phạm trù quan trọng, là một công cụ quản trị sắc bén, là phong cách lãnh đạo dân chủ khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp trên thế giới.
Sự uỷ quyền có thể thể hiện dưới 2 hình thức:
- Uỷ quyền chính thức: Qua sơ đồ cấu tạo bộ máy (mỗi bộ phận có những chức năng và quyền hạn rõ ràng).
- Uỷ quyền không chính thức: Qua sự tín nhiệm cá nhân (Giám đốc ký quyết định uỷ
quyền cho cấp dưới được quyền hạn và trách nhiệm nào đó).
Khi uỷ quyền cho cấp dưới, chủ doanh nghiệp có điều kiện giải phóng bớt cho công việc cụthể để tập trung vào những vấn đề đặc biệt quan trọng và bao quát của doanh nghiệp. Mặt khác tạo rađược môi trường rèn luyện cán bộ để từ đó chọn lọc đề bạt người xứng đáng vào vị trí quản trị cầnthiết. Tuy vậy, cũng có những trở ngại khiến nhà quản trị nhiều khi không dám uỷ quyền. Đó là:
+ Không tin vào năng lực của cấp dưới và bao biện ôm đồm.
+ Sợ bị cấp trên (đối với doanh nghiệp nhà nước) đánh giá và khiển trách vì sao nhãng trách nhiệm, sợ bị quy trách nhiệm về những sai lầm của cấp dưới.
+ Sợ bị coi là thiên vị, phân biệt đối xử, ưu ái với người này, thiếu quan tâm với người
Người lãnh đạo nếu không mạnh dạn uỷ quyền thì họ dễ chuốc lấy những hậu quả sau:
+ Không khuyến khích cấp dưới làm việc tích cực, nhất là trong những việc đột xuất, ngoại lệ.
+ Tạo cho cấp dưới tâm lý chờ đợi ỷ lại, thiếu tự tin vào bản thân.
+ Đối với người được uỷ quyền, bên cạnh những tác động tích cực như phấn khởi và tự tintrong công việc, tích cực năng động sáng tạo tìm giải pháp, tự học tập và rèn luyện để
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí