Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Khi nào thì thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu?
Hỏi:
Khi nào thì thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu?
Trả lời:
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài Thương mại 2010 thỏa thuận trọng tài thương mại “là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”
Thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài (Khoản 1 Điều 18 Luật Trọng tài Thương mại).Theo đó, một trong các trường hợp làm vô hiệu thỏa thuận trọng tài là các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài quy định tại Điều 2, Luật Trọng tài Thương mại về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài:
“1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”.
Thỏa thuận trọng tài sẽ trở nên vô hiệu nếu trong thỏa thuận này quy định những vấn đề nằm ngoài thẩm quyền giải quyết của trọng tài theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật .Người trực tiếp tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài phải là người đại diện hợp pháp của các bên bao gồm đại diện đương nhiên và đại diện theo ủy quyền. Thỏa thuận trọng tài mà ký kết bởi người không có thẩm quyền thì sẽ vô hiệu.
Thứ ba, người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.Thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận dựa trên ý chí tự nguyện của các bên, vì vậy chỉ những chủ thể có năng lực hành vi dân sự thì mới thể hiện được ý chí và sự tự nguyện một cách chính xác, đầy đủ nhất. Việc các chủ thể xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự sẽ dẫn đến vô hiệu thỏa thuận trọng tài.
Thứ tư, hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật Trọng tài Thương mại. Nội dung của thỏa thuận trọng tài thì văn bản và các loại hình văn bản khác (thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử...). Không thuộc trường hợp trên thì mọi thỏa thuận đều vô hiệu.
Thứ năm, một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
Thứ sáu, thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí