Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Giải quyết tranh chấp tài sản, nghĩa vụ nuôi con sau khi ly hôn?
Hỏi:
Tôi kết hôn được 5 năm, đã có 2 con, 1 con gái 5 tuổi và 1 con trai 4 tuổi. Nay đời sống hôn nhân trục trặc, bác sỹ kết luận con trai tôi bị rối loạn ngôn ngữ do vợ tôi là người Hoa, còn tôi là người Việt. Hiện, cháu đã được 4 tuổi mà vẫn chưa nói được. Bác sỹ khuyên chỉ nên sử dụng 1 ngôn ngữ để dạy trẻ trước, nhưng vợ tôi không nghe. Nay tôi muốn đơn phương ly hôn, xin cho hỏi ly hôn như thế thì quyền lợi về con cái và tài sản của tôi được chia như thế nào? Tài sản chung của 2 vợ chồng tôi tỷ lệ 6/4 (tôi 6 phần; vợ tôi 4 phần).
Trả lời:
1. Về nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ, chồng
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận (khoản 1 Điều 28). Tương ứng với mỗi chế độ tài sản thì khi ly hôn sẽ được giải quyết theo các nguyên tắc khác nhau. Theo đó, khoản 1 Điều 59 Luật này quy định:
- Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
- Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
Căn cứ các quy định nêu trên, nếu việc thỏa thuận phân chia tài sản chung theo tỷ lệ 6/4 (như anh trình bày) không phù hợp với quy định tại Điều 47 và Điều 48 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về hình thức và nội dung của thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ, chồng thì việc phân chia tài sản của vợ chồng anh sẽ áp dụng chế độ tài sản theo luật định. Khi đó, anh và vợ sẽ phải thỏa thuận về việc phân chia khối tài sản này. Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ giải quyết theo các nguyên tắc quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”
2. Về quyền và nghĩa vụ với con
Theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Ngoài ra, vợ chồng anh chị cần phải tiến hành việc thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí