Điều 46. Các biện pháp tư pháp

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Điều 46. Các biện pháp tư pháp


1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Bắt buộc chữa bệnh.

2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu;

d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Bình Luận

1. Để có thể hiểu rõ, nắm bắt các qui định của Luật hình sự về các Biện pháp tư pháp, trước tiên chúng ta cần đưa ra khái niệm biện pháp tư pháp là gì? Nó có đặc điểm như thể nào? Xét qui định của Luật hình sự từ Bộ luật năm 1985 cho đến nay, các nhà lập pháp không đưa ra khái niệm cụ thể mà chỉ đi thẳng vào vấn đề là qui định từng biện pháp tư pháp. Mặc dù không qui định nhưng thông qua từng biện pháp cụ thể, chúng ta có thể khái quát như sau: Biện pháp tư pháp là một chế tài được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, áp dụng đối với người phạm tội hoặc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm ngăn chặn họ tiếp tục thực hiện hành vi. Thông qua khái niệm này, chúng ta đưa ra được đặc điểm của biện pháp tư pháp như sau:

- Chủ thể thực hiện: vì đây là các biện pháp mang tính cưỡng chế nên chỉ có các Cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền áp dụng mà không có bất kỳ cơ quan, cá nhân nào được tùy nghi áp dụng.

- Đối tượng bị áp dụng: là người phạm tội hoặc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

- Mục đích: ngăn chặn việc tiếp tục thực hiện tội phạm hoặc hành vi nguy hiểm cho xã hội. Có quan điểm cho rằng việc áp dụng biện pháp tư pháp còn có mục đích giáo dục người bị áp dụng trở thành công dân có ích cho xã hội hay nói cách khác giúp họ nhận thức được sai lầm của mình. Xuyên suốt Bộ luật hình sự qua các thời kỳ thì chức năng của nó vẫn không thay đổi đó là trừng phạt và giáo dục người phạm tội. Tuy nhiên theo nhận định của tác giả, việc áp dụng các biện pháp tư pháp chưa thực sự làm nổi bật được chức năng giáo dục như một số quan điểm đã nêu vì các biện pháp này chủ yếu tác động đến vật, tiền hoặc các lợi ích có được từ việc phạm tội nên ý nghĩa giáo dục của nó cũng bị lu mờ.

Đối chiếu với qui định Bộ luật hình sự 1985 lẫn Bộ luật hình sự 1999 thì tại Chương qui định Biện pháp tư pháp các nhà làm luật chưa có một điều luật để thể hiện rõ các biện pháp tư pháp được áp dụng ở đây bao gồm những biện pháp nào mà chỉ đi thẳng vào từng biện pháp tương ứng với từng điều luật. Cách thể hiện này rõ ràng chưa mang tính khoa học, làm cho đối tượng nghiên cứu lẫn áp dụng khó tiếp cận cũng như nắm bắt vấn đề. Bộ luật hình sự hiện hành đã có sự điều chỉnh mà tác giả nhận định việc điều chỉnh này là cần thiết, phải đi từ cái chung đến cái riêng, từ bao quát đến chi tiết, cụ thể.

Về đối tượng bị áp dụng: qua thực tế cũng như sự vận động của các quan hệ trong xã hội, sự thay đổi quan điểm lập pháp đối với các quan hệ pháp luật hình sự mà Bộ luật hình sự hiện hành, bên cạnh chủ thể của tội phạm là các cá nhân thì đến nay đối tượng là pháp nhân thương mại cũng bị hình sự hóa đối với các tội danh được qui định. Do vậy, các biện pháp tư pháp ngoài việc áp dụng cho các cá nhân người phạm tội còn áp dụng cho cả pháp nhân thương mại. Vì đây là hai chủ thể hoàn toàn khác nhau, trách nhiệm hình sự, các hình phạt áp dụng khác nhau nên các biện pháp tư pháp cũng có sự khác biệt nhất định.

Biện pháp tư pháp áp dụng cho người phạm tội:

- Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

- Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

- Bắt buộc chữa bệnh.

Biện pháp tư pháp áp dụng cho pháp nhân thương mại:

- Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

- Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

- Khôi phục lại tình trạng ban đầu;

- Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Các biện pháp tư pháp như tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh sẽ được tìm hiểu, phân tích rõ tại các Điều luật kế tiếp (Điều 47, Điều 48, Điều 49), riêng đối với một số biện pháp áp dụng cho cho pháp nhân thương mại sẽ được tác giả bình luận tại Chương XI - Những Qui Định Đối Với Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội.


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)