Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Điều 31. Mục đích của hình phạt


Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

 


Bình luận

Mục đích của hình phạt có thể được trình bày gồm các ý chính sau

(1) không chỉ nhằm trừng trị

(2) mà còn giáo dục ý thức tuân theo pháp luật; ngăn ngừa phạm tội mới;

(2.1) giáo dục người khác tôn trọng pháp luật,

(2.2) phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

Phân tích câu chữ và cách sắp xếp ý diễn đạt của Điều luật trên dễ dàng nhận thấy mức độ quan trong của mục đích giảm dần từ (1) -> (4). Mức độ ưu tiên như vậy liệu đã ổn?

(1) Không chỉ nhằm trừng trị như vậy có thể thấy ngay trừng trị là mục đích chính và quan trọng nhất nhưng không phải là tất cả. Quan điểm của nhà nước ta về tội phạm cũng như các nhà nước khác trên thế giới là tiến tới xóa bỏ án tử hình, giảm nhẹ sự đau khổ của tử tù khi thi hành án tử (chuyển từ hình thức xử bắn sang tiêm thuốc độc và có thể trong tương lai sẽ có các biện khác êm ái hơn). Đó là xu hướng đúng đắn và tiến bộ trong khi đó quy đinh trên mục đích trừng trị là mục đích quan trọng nhất thì tác giả  e rằng nó đã đi ngược lại với đường lối chung. Loài người chúng ta đã bước qua thời kỳ khi mà hình phạt là hình thức mạng đổi mạng, tra tấn, gây đau đớn về thể xác tinh thần (trung cổ, phong kiến) lâu lắm rồi. Chính sách của nhà nước về tội phạm cũng đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực như đã nói nhưng có lẽ quy định tại Điều luật này đã đi ngược lại với xu hướng nhân văn đó.

(2) Hai chữ mà còn ở đây cho thấy mục đích giáo dục ý thức tuân theo pháp luật; ngăn ngừa phạm tội mới đối với người phạm tội chỉ là mục đích thứ yếu; Trong khi theo quan điểm riêng của tác giả thì đây mới là mục đích chính yếu cần phải ưu tiên hơn là mục đích trừng trị. Sự ưu tiên này vừa đảm bảo tính thống thống nhất với hướng đi và cách nhìn nhận của xã hội với tội phạm vừa đảm bảo phù hợp với xu hướng lập pháp của thế giới bên cạnh đó sẽ đảm bảo khả năng cải tạo tốt, khả năng tái phạm hạn chế đáng kể khi người phạm tội đã ý thức được giá trị của việc tuân thủ pháp luật.

Hai mục đích (2.1) và (2.2) là những mục đích không liên quan trực tiếp đến những người thực hiện hành vi phạm tội. Những mục đích này mang mục đích phòng ngừa là chính. Một trong những phương thức để thực hiện mục đích này là thực hiện việc xét xử lưu động đối với các vụ án điểm. Việc xét xử này vừa mang tính răn đe vừa là kênh phổ biến tuyên truyền những kiến thức pháp luật. Tuy nhiên bên cạnh những mặt được hình thức này gây ra những hệ quả không tốt như ảnh hưởng đến tâm lý người phạm tội, người thân của họ cũng như những đứa trẻ khi chứng kiến việc xét xử. Chi phí cho những vụ án xét xử như vậy thông thường rất lớn và khả năng đảm bảo an ninh cũng không được an toàn. Do đó gần đây đã ngưng hình thức xét xử này.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)