Chia thừa kế cho con nuôi và con ruột?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Xác định chia thừa kế cho con nuôi và con ruột

Hỏi:

Ông bà nội tôi đã mất rất lâu và để lại phần tài sản là ngôi nhà cho 6 người con 3 người đã mất. Người thứ nhất đã mất trên 10 năm, người thứ hai đã mất khoảng 10 năm, người thứ ba mất khoảng vài tháng. Nay người con nuôi của người đã mất thứ ba yêu cầu chia tài sản thừa kế, và xác nhận là con ruột của người đã mất thứ nhất. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này: người con nuôi sẽ được hưởng thừa kế theo luật như thế nào? trường hợp thứ nhất là con nuôi của người đã mất thứ ba? trường hợp thứ hai là con ruột của người đã mất thứ nhất? Cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn không nêu rõ thời gian cụ thể mà ông bà bạn mất là khi nào. Để xác định tư cách nhận thừa kế của người con nuôi của người đã mất thứ ba đồng thời là con ruột của người con thứ ba về khối tài sản là ngôi nhà của ông bà bạn thì chỉ có thể dựa vào việc thừa kế kế vị. Tuy nhiên để có thể thừa kế vị thì phải đáp ứng quy định tại Điều 652 BLDS 2015 “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.” theo như quy định này, để được xét đến thuộc diện thừa kế kế vị, thì những người con đã chết của ông bà phải chết trước cùng thời điểm với người để lại di sản. Do vậy, di sản của ông bà chia cho người con thứ ba sẽ không kế vị cho cháu được vì người con thứ ba mới chết cách đây vài tháng, người cháu này sẽ được chia thừa kế theo khối di sản của người cha đã mất này theo quy định của pháp luật Dân sự và các văn bản pháp luật liên quan.

Giả sử người con thứ nhất chết cùng thời điểm hoặc trước khi ông bà bạn mất thì người con ruột của người con thứ nhất sẽ được thừa kế kế vị theo Điều 652 BLDS 2015. Phần di sản ông bà chia thừa kế cho người con thứ nhất thì người cháu tức con ruột của người con thứ nhất sẽ được hưởng.

Còn nếu câu hỏi của bạn muốn đề cập đến việc con nuôi  của người con thứ ba có được hưởng thừa kế từ di sản của người này khi họ chết thì tôi xin tư vấn như sau:

Đầu tiên, cần phải xác định tư cách của người con nuôi đó.Việc nhận con nuôi được pháp luật công nhận khi đăng ký tại cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, Điều 23 Nghị định 19/2011/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn luật nuôi con nuôi 2011quy định về Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế:

“1. Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi, thì được đăng ký kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi.”

Tại Điều 50 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định Điều khoản chuyển tiếp:
1. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 

a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi; 

b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;

c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con. 

2. Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. 
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục đăng ký nuôi con nuôi quy định tại Điều này, bảo đảm thuận lợi và phù hợp với điều kiện thực tế của nhân dân ở các vùng, miền. 

Theo quy định trên, việc nuôi con nuôi phát sinh trước ngày 01/01/2011 thì phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01/01/2011. Khi đã được pháp luật công nhận việc nuôi con nuôi thì hai bên trong quan hệ nuôi sẽ có các quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật, trong đó có quyền thừa kế di sản của nhau. Do vậy, người con nuôi sẽ được hưởng di sản khi đã tiến hành đăng ký nhận con nuôi tại cơ quan nhà nước. Căn cứ được hưởng thừa kế như sau

Điều 651 BLDS 2015 “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Ngoài ra Điều 653 có quy định về Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ“Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)