Căn cứ pháp lý thực hiện chuyển nhượng cổ phần dưới mệnh giá?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Căn cứ pháp lý thực hiện chuyển nhượng cổ phần dưới mệnh giá?

Hỏi:

Căn cứ pháp lý thực hiện chuyển nhượng cổ phần dưới mệnh giá?

Trả lời:

Căn cứ: Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về chuyển nhượng cổ phần:

“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký.Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán”.

2.1. Trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường:

Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng sẽ tuân theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Bộ Luật dân sự 2005 về hợp đồng dân sự.

Điều 389 và Điều 402 BLDS 2005 quy định Việc giao kết hợp đồng dân sự thực hiện theo nguyên tắc tự do giao kết, tự nguyện thiện chí… Các bên có thể tự thỏa thuận các nội dung trong hợp đồng.  Cụ thể:

“Điều 389. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự

Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;

2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

Điều 402. Nội dung của hợp đồng dân sự  

Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:

1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;

2. Số lượng, chất lượng;

3. Giá, phương thức thanh toán;

4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

7. Phạt vi phạm hợp đồng;

8. Các nội dung khác.”

Như vậy, hành vi chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp này do hai bên mua bán tự thỏa thuận theo quy định giao dịch dân sự, bao gồm cả việc tự thỏa thuận về giá cả, không bắt buộc phải theo mệnh giá đã ghi nhận.

2.2. Trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán:

Theo Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn luật chứng khoán, thì việc giao dịch mua, bán cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận tuyệt đối. Và đối với cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ chỉ bị khống chế giá ở mức tối đa và tối thiểu giao dịch đó là Giá trần, giá sàn, giá tham chiếu.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)