Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự.


Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong BLTTDS năm 2015 đã góp phần giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự nói chung trong thời gian qua vẫn còn xảy một số ra sai sót, vi phạm. Chính vì vậy, ngày 30/12/2019, Chánh án TANDTC đã ban hành Chỉ thị số 03/2019/CT-CA về việc nâng cao chất lượng áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự và kèm theo Phụ lục về một số sai sót cần rút kinh nghiệm trong việc áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời.

1. Về đương sự có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 BLTTDS năm 2015 thì quy định về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời  của đương sự như sau: “1. Trong quá trình giải quyết vụ án (kể từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ  án chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây mới có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự;…”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 68 BLTTDS năm 2015 thì  đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Như vậy, đương sự (gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không phân biệt bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hay không) đều có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay vẫn còn có ý kiến khác nhau về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cụ thể có ý kiến cho rằng chỉ khi nào bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì mới có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Chẳng hạn như vụ án như sau: Nguyên đơn là ông A là bên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất tranh chấp, bị đơn là ông B là bên đang trực tiếp sử dụng thửa đất tranh chấp. Quá trình giải quyết vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, nguyên đơn dùng xe cơ giới đấp đất trên thửa đất tranh chấp để chặn ngang đường cấp thoát nước vào ao nuôi tôm của bị đơn. Bị đơn nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc nguyên đơn phải khai thông đường cấp thoát nước vào ao nuôi tôm của bị đơn. Vì việc ông A chặn đường cấp thoát nước vào ao tôm của ông B làm thiệt hại tôm mà ông B đang nuôi chưa thu hoạch. Đối với vụ án này, có quan điểm cho rằng ông B không có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì trong ông B không có yêu cầu phản tố gì trong vụ án. Nhưng có quan điểm cho rằng ông B có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì BLTTDS năm 2015 không có quy định bị đơn không có yêu cầu phản tố sẽ không có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

2. Về việc yêu cầu đương sự sửa đơn yêu cầu và nộp chứng cứ cho Tòa án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 133 BLTTDS năm 2015, người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự phải có các nội dung chính quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều 133 BLTTDS năm 2015. Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Như vậy, nếu đương sự làm đơn yêu cầu chưa đúng quy định tại khoản 1 Điều 133 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án chưa xem xét đơn yêu cầu của đương sự mà phải yêu cầu đương sự sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu. Tuy nhiên, hiện nay BLTTDS năm 2015 cũng như chưa có văn bản nào hướng dẫn thời hạn đương sự sửa đổi, bổ sung đơn trong thời hạn bao lâu. Nếu hết thời hạn đó mà đương sự không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu theo yêu cầu của Tòa án thì hậu quả pháp lý như thế nào. Cụ thể là Tòa án có quyền trả lại đơn yêu cầu cho đương sự hay không. Tương tự, nếu đương sự cung cấp chứng cứ chưa đủ thì Tòa án đề nghị đương sự cung cấp bổ sung chứng cứ trong thời hạn bao lâu. Nếu hết thời hạn được yêu cầu mà đương sự không cung cấp bổ sung được chứng cứ thì hậu quả pháp lý như thế nào. Cụ thể là Tòa án trả lại đơn yêu cầu cho đương sự hay xem xét đơn yêu cầu và ra quyết định không chấp nhận yêu cầu của đương sự.

Ngoài ra, đối với trường hợp đương sự nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa mà đơn yêu cầu chưa đúng quy định tại khoản 1 Điều 133 BLTTDS năm 2015 hoặc đương sự nộp chưa đầy đủ chứng cứ để Hội đồng xét xử xem xét đơn yêu cầu thì Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu đương sự sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu cũng như là đề nghị đương sự nộp bổ sung chứng cứ không. Nếu có thì thời hạn là bao lâu. Nếu hết thời hạn theo quy định mà đương sự không thực hiện thì hậu quả pháp lý như thế nào.

3. Về xác định giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Một trong những sai sót được nêu trong mục 1.2 của Phụ lục ban hành kèm theo Chỉ thị số 03/2019/CT-CA như sau: “Theo quy định tại khoản 4 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự thì trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, gồm: phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ, phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thì theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Thẩm phán chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện. Tuy nhiên, khi áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời này, Thẩm phán có sai sót là không ấn định rõ số tiền bị phong tỏa; không xác định giá trị tài sản phong tỏa mà phong tỏa một phần tài sản chung (chưa chia); phong tỏa số tiền hoặc tài sản có giá trị lớn hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện; hoặc phong tỏa số tiền, tài sản có giá trị vượt quá yêu cầu của người yêu cầu”

Như vậy, về nguyên tắc Tòa án chỉ phong tỏa tài sản, tài khoản tương ứng với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện. Nên việc Tòa án phải xác định giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, theo tác giả vấn đề xác định giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần phải được hướng dẫn cụ thể hơn, nhất là về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời gian Tòa án phải xác định giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cụ thể là tự Thẩm phán, Hội đồng xét xử có quyền xác định giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không. Hay là phải do Hội đồng định giá tài sản xác định. Trình tự, thủ tục tiến hành việc xác định giá tài sản như thế nào. Thời hạn để xác định già trị tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là bao lâu. Một vấn đề khác nữa là nếu tại phiên tòa đương sự có đơn yêu cầu phong tỏa tài sản và Tòa án cần phải xác định giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp tạm thời và cần có thời gian mới xác định được già trị tài sản thì Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa hay phải hoãn phiên tòa.

4. Về dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra

Có một thực tế là nếu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thì có thể xảy ra thiệt hại. Vì vậy mà Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử khi xem xét áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngoài việc ấn định một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá tương đương với nghĩa vụ tài sản thì còn phải phải dự kiến và tạm tính có tính chất tương đối thiệt hại thực tế có thể xảy ra. Tuy nhiên, vấn đề này không được BLTTDS năm 2015 quy định cụ thể. Trong Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về các biện pháp khẩn cấp tạm của Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn tại khoản 3 Điều 9 như sau: “3. Việc dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra tùy thuộc vào từng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể, từng trường hợp cụ thể và được thực hiện như sau:

a) Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử đề nghị người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra. Trong trường hợp có hỏi ý kiến của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 5 Điều 6 Nghị quyết này thì đề nghị họ dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra.

b) Dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra phải được làm thành văn bản, trong đó cần nêu rõ các khoản thiệt hại và mức thiệt hại có thể xảy ra, các căn cứ, cơ sở của việc dự kiến và tạm tính đó; nếu tại phiên tòa thì không phải làm thành văn bản nhưng phải ghi vào biên bản phiên tòa.

c) Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử xem xét các dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra, căn cứ vào các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để ấn định một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá và buộc người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện biện pháp bảo đảm.”

Như vậy, có một thực tế có thể xảy ra là người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể sẽ đưa ra dự tính thiệt hại thực tế rất cao hoặc rất thấp nhằm để Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà họ yêu cầu hoặc cũng có thể là nhằm gây khó khăn để Tòa án không xem xét yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của người yêu cầu. Trong trường hợp như vậy, Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử phải tự quyết định dự tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra. Vậy căn cứ nào để Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử quyết định dự tính và dự kiến thiệt hại thực tế có thể xảy ra. Theo tác giả, trong trường hợp như vậy, Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử sẽ dự tính và dự kiến thiệt hại không quá mức trung bình thiệt hại thực tế có thể xảy ra do người yêu cầu và người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đưa ra.

Kết luận: Để việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đảm bảo đúng quy định pháp luật và để những quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS năm 2015 được thực hiện thông suốt trong thực tiễn thì những vấn đề nêu trên rất cần được TANDTC sớm có hướng dẫn, qua đó tháo gỡ được khó khăn vướng mắc của Tòa án địa phương.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự bao gồm:

1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.

10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.

14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.

15. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.

16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định.

(Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)


VÌ SAO CHỌN CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA.

1. UY TÍN: Chúng tôi luôn đề cao chữ tín với khách hàng.

2. CHUYÊN NGHIỆP: Là đơn vị tư vấn luật, chúng tôi hướng tới sự chuyên nghiệp từng tác phong, lời nói, giao kết với khách hàng trong mọi hoàn cảnh.

3. TRÁCH NHIỆM: Chúng tôi nói được và làm được, trong bất kỳ sự cố, sự kiện bất khả kháng xảy ra, chúng tôi vẫn hỗ trợ khách hàng và cam kết chịu trách nhiệm đến cùng.

4. KINH NGHIỆM: Chúng tôi được thành lập và hoạt động từ năm 2009, do đó dịch vụ chúng tôi cung cấp có sự trải nghiệm thực tế. 

5. CHI PHÍ HỢP LÝ: Để mang đến sự thoải mái cho khách hàng, chúng tôi luôn luôn so sánh để điều chỉnh phí dịch vụ trên cơ sở chất lượng tư vấn tương tự.

6. YẾU TỐ NGOẠI GIAO: Chúng tôi có mối quan hệ tốt với cơ quan, chính quyền, tổ chức khác để phục vụ tốt cho công việc của khách hàng.

7. CAM KẾT BẢO MẬT: Luật sư cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin, tài liệu, và những trao đổi công việc với khách hàng.


MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

  • Tập đoàn FPT (FPT Soft, FPT University, FPT shop, Fis ...).
  • Công ty Bình Minh (Petro Bình Minh Quảng Ninh).
  • Công ty TNHH Osco International (Nhật Bản).
  • Tổng công ty Mỏ Việt Bắc - Tập đoàn TKV.
  • Công ty CP Licogi13- CMC.
  • Công ty CP đầu tư BizMan (Quảng Cáo ngoài trời).
  • Công ty TNHH truyền thông Dolphin.
  • Công ty Ô tô Hyundai Đông Nam.
  • Công ty chứng khoán Vinashin.
  • Công ty Dịch vụ bảo vệ Đông Nam Á - SeaBank AMC.
  • Constrexim Holding.
  • Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MBBank).
  • Ngân hàng ShinhanBank tại Việt Nam.
  • Công ty giáo dục quốc tế Nhật Bản (tư vấn du học).
  • Công ty VnTrip OTA (Du lịch lữ hành).
  • & các cá nhân, tổ chức là thân chủ/ khách hàng của Công ty Luật Hoàng Sa tham gia tố tụng tại tòa án, cơ quan tố tụng khác.

       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)