Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Bất khả kháng và trở ngại khách quan.
Bất khả kháng và trở ngại khách quan đều là những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn của con người. Do đó, nhà làm luật thường dự liệu như một quy định để miễn trừ nghĩa vụ cho đương sự trong các tình huống khi xảy ra sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan.
Quy định Bất khả kháng và trở ngại khách quan cụ thể như sau:
1. BỘ LUẬT DÂN SỰ:
Tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp bất khả kháng hay còn gọi là sự kiện bất khả kháng như sau:
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Thiên tai, địch họa, chiến tranh ...
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
- Tai nạn, ốm đau, công tác ở nơi hải đảo, biên giới xa xôi không kịp thực hiện nghĩa vụ ....
Tại Điều 351 quy định trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ.
Tại Điều 488 quy định trả tiền thuê khoán và phương thức trả.
Tại Điều 491 quy định hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê khoán
Tại Điều 541 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Tại Điều 556 quy định quyền của bên gửi tài sản
Tại Điều 557 quy định Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
Tại Điều 564 quy định về ủy quyền lại
Tại Điều 584 quy định Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Tại Điều 601 quy định Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
2. LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ:
Quy định tại Điều 4 Nghị định hợp nhất số 1357/VBHN-BTP hướng dẫn Luật thi hành án dân sự.
Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;
b) Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi hình thức, chuyển giao bắt buộc, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.
Ngoài ra, quy định về Bất khả kháng còn quy định tại Luật Thương Mại và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí