Áp dụng bộ luật tố tụng dân sự 2015 tòa án không được từ chối đơn kiện

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Bộ luật tố tụng dân sự mới - Tòa án không được từ chối đơn kiện.

 

Tòa án không được nại lý do chưa có điều luật để áp dụng để từ chối giải quyết vụ việc dân sự, theo một quy định mới trong Bộ luật tố tụng dân sự vừa được Quốc hội thông qua sáng nay, 25-11.

Tòa án không được từ chối

Theo Bộ luật tố tụng dân sự mới, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

Đáng chú ý, luật quy định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”. Và giải thích rõ: Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết thì chưa có điều luật để áp dụng. (khoản 2 điều 4).

Nhưng để bảo đảm tính khả thi, tránh sự lạm dụng tùy tiện của người khởi kiện, luật cũng đồng thời quy định: “Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này [khoản 2 điều 4] được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”

Theo đó, có ba nguyên tắc giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng, đó là: (i) áp dụng tập quán; (ii) áp dụng tương tự pháp luật; và (iii) áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ và lẽ công bằng.

Cụ thể, Tòa án được áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Theo đó, Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định, không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Tất nhiên, khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng. Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.

Việc Tòa án áp dụng tương tự pháp luật chỉ xảy ra khi các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định trực tiếp và không có tập quán được áp dụng. Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, phải xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật tương tự được áp dụng.

Khi không thể áp dụng được hai nguyên tắc nói trên thì Tòa án sẽ áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ và lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự.

Theo đó, lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.

 

Viện kiểm sát có phải là cơ quan tố tụng?

Một trong những vấn đề còn có sự tranh cãi cho đến phút chót thông qua bộ luật đó là vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự.

Dù vẫn còn không ít ý kiến trái chiều, nhưng cuối cùng, vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự cũng đã được Bộ luật tố tụng dân sự mới xác định: “là cơ quan tiến hành tố tụng”.

Trước đó, rất nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, trong tố tụng dân sự Viện kiểm sát nhân dân không thực hiện quyền công tố mà chỉ thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, nên Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự mà không phải là cơ quan tiến hành tố tụng cũng như không phải là cơ quan tham gia tố tụng.

Và, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc xác định vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự là nội dung lớn, còn có ý kiến khác nhau, nên để có cơ sở chắc chắn cho việc tiếp thu, chỉnh lý, Ủy ban Thường vụ đã xin ý kiến của các vị đại biểu quốc hội bằng phiếu.

Kết quả có 233 đại biểu tán thành Viện kiểm sát là :cơ quan tiến hành tố tụng” (55,7%); có 185 thể hiện ý kiến ngược lại, (44,3%). Vì vậy, bộ luật mới đã được chỉnh lý theo ý kiến đa số đại biểu Quốc hội.

Được biết, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm 42 chương, 517 điều (trong đó bổ sung mới 102 điều, sửa đổi, bổ sung 292 điều) và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016.


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)