Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Vai trò, quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống pháp luật và an ninh quốc gia
Họ thường là những người trực tiếp gắn bó với địa bàn, nắm rõ tình hình và tâm lý cư dân, giúp phát hiện sớm các hành vi vi phạm pháp luật hoặc các nguy cơ ảnh hưởng đến ANTT.
Ví dụ, tại nhiều khu dân cư, chính lực lượng này đã kịp thời ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình, trộm cắp hay tụ tập gây rối, thậm chí họ còn kịp thời phát hiện, tiên phong trong việc đuổi bắt các đối tượng cướp giật manh đồng trên đường...
Thực tế, công an chuyên trách không thể có mặt ở mọi nơi, mọi thời điểm. Do đó, lực lượng cơ sở đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong tuần tra, bảo vệ an ninh địa bàn và xử lý các vấn đề phát sinh ban đầu. Chẳng hạn, lực lượng dân phòng tại các khu công nghiệp, khu đô thị, dân cư thường xuyên tổ chức tuần tra vào ban đêm, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ trộm cắp và phá hoại tài sản.
Bên cạnh nhiều ý nghĩa, tầm quan trọng tích cực của Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, thì vẫn tồn tại một số vấn đề cụ thể cần khắc phục để hoạt động hiệu quả hơn như: Một số nơi, lực lượng này hoạt động mang tính tự phát, kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật liên quan chưa được tập huấn nhiều.
Nguồn lực dành cho trang thiết bị, kinh phí và chế độ đãi ngộ lực lượng này còn hạn chế, khiến họ khó thực hiện tốt nhiệm vụ.
Ở một số trường hợp, thành viên lực lượng bảo vệ an ninh cơ sở đã có hành vi vượt quá thẩm quyền hoặc vi phạm quyền con người, gây ảnh hưởng đến uy tín.
Để Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phát huy hiệu quả trong thực tiễn đời sống xã hội, tôi đề xuất một số kiến nghị cụ thể như:
1. Tăng cường công tác đào tạo: Tổ chức các khóa tập huấn định kỳ về pháp luật, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp và tự vệ cho lực lượng. Đặc biệt chú trọng đào tạo để tránh tình trạng lạm quyền hoặc hành xử cảm tính.
2. Cấp trang thiết bị hỗ trợ: Cung cấp đồng phục, công cụ hỗ trợ như đèn pin, bộ đàm, áo phản quang. Xây dựng ứng dụng báo cáo nhanh qua điện thoại thông minh để kết nối trực tiếp với công an chuyên trách.
3. Chú trọng xây dựng cơ chế phối hợp: Rà soát và phân định rõ trách nhiệm giữa các lực lượng như dân phòng, bảo vệ dân phố và công an xã để tránh chồng chéo. Tăng cường giám sát hoạt động của lực lượng này thông qua cơ chế kiểm tra định kỳ.
4. Chú trọng chế độ đãi ngộ hợp lý: Ngoài hỗ trợ chi phí hoạt động, nhà nước cần có các chế độ khen thưởng, bảo hiểm tai nạn, kêu gọi chung tay hỗ trợ các nguồn lực xã hội dành cho lực lượng, để khuyến khích họ tham gia tích cực hơn.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ: Lắp đặt hệ thống camera giám sát trên địa bàn để hỗ trợ lực lượng cơ sở. Sử dụng dữ liệu số hóa để quản lý và theo dõi hiệu quả hoạt động của lực lượng này.
6. Tuyên truyền hình ảnh tích cực: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của lực lượng này, từ đó tăng cường sự hợp tác giữa lực lượng và nhân dân.
Xây dựng, phát hành những thước phim về uy tín của lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở đến từng thôn, bản, xóm, làng để nhân dân thấy được sự thân thiện của lực lượng với người tốt và quyết liệt bài trừ với người phạm pháp. Từ đó, gia tăng niềm tin, yêu quý và sẵn sàng phối hợp từ phía người dân địa phương.
- Theo Dantri.com.vn - https://dantri.com.vn/xa-hoi/vai-tro-quyen-han-cua-luc-luong-tham-gia-bao-ve-an-ninh-trat-tu-o-co-so-20241129234011078.htm
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí