Tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại có được giảm nhẹ không?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại có được giảm nhẹ không?

Hỏi:

Thưa Luật sư công ty Luật Hoàng Sa, chồng tôi gây thương tích cho một người hàng xóm với tỉ lệ thương tật lên tới 35%, đã bị tạm giam. Tôi thay chồng tôi bồi thường cho nạn nhân 10 triệu đồng nhưng gia đình nạn nhân không nhận, nói để chờ Toà xử. Xin hỏi chồng tôi có được Toà giảm nhẹ hình phạt không?

Trả lời:

Trường hợp của bạn Luật sư tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;………”

Theo quy định trên thì chồng bạn có tình tiết giảm nhẹ thuộc vào điểm b khoản này: “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”. Đây là một tình tiết giảm nhẹ, tuy nhiên để được áp dụng tình tiết nêu trên thì phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 hướng dẫn chi tiết bộ luật hình sự như sau:

“c) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

d)Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên xuất trình được chứng cứ chứng minh là họ đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận và họ đã đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu;”

Như vậy, theo như bạn đã trình bày, gia đình bạn đã tự nguyện bồi thường cho nạn nhân nhưng gia đình nạn nhân không nhận thì khi xét xử, nếu gia đình bạn đã giao số tiền đó cho cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả hoặc nếu gia đình bạn xuất trình được chứng cứ chứng minh gia đình bạn đã tự nguyện bồi thường thiệt hại mà gia đình nạn nhân không nhận và gia đình bạn đã đem số tiền này về cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu thì chồng bạn vẫn được Toà xem xét, áp dụng tình tiết “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” để giảm nhẹ hình phạt.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)