Truy cứu trách nhiệm hình sự ông chủ, Công ty Nhật Cường có bị đình chỉ hoạt động không?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN


Hỏi:

Sau khi bị KHỞI TỐ, TRUY TỐ, TUYÊN ÁN Công ty Nhật Cường có bị chỉ hoạt động vĩnh viễn không?

Ngày 14/5/2019 Bộ công an đã khởi tố vụ án số 27/C03-P14 về tội "Buôn lậu" theo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 2015 xảy ra tại Công ty Nhật Cường. Cùng ngày Viện kiểm sát tối cao đã phê chuẩn lệnh, đồng thời quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với ông chủ Công ty Nhật Cường.

Vấn đề đặt ra là, khi ông chủ bị khởi tố bởi các hành vi trên, thì pháp nhân Công ty Nhật Cường sẽ hoạt động thế nào? Có bị tạm đình chỉ, đình chỉ có thời hạn, hay đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hay không? Các chế độ đối với người lao động của Công ty Nhật Cường sẽ thế nào?

 

Trả lời:

Theo thông tin báo chí, và trên cơ sở quy định luật pháp hiện hành, Luật sư đưa ra nhận định như sau:

Thứ nhất, theo quy định pháp luật hình sự:

Pháp nhân thương mại (Nhật Cường) nếu phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015. Công ty Nhật Cường chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi: Hành vi phạm tội nhân danh bởi Nhật Cường, vì lời ích của Nhật Cường, có sự chỉ đạo, chấp hành của Nhật Cường.

1. Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật hình sự thì các hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại gồm phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Một pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn được quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự khi pháp nhân đó phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường, hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả.

2. Tuy nhiên, để đình chỉ hoạt động vĩnh viễn của pháp nhân thương mại thì hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền thuộc cơ quan nào. Luật xử phạt vi phạm hành chính, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật doanh nghiệp đều không ghi nhận cho bất kỳ cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động vĩnh viễn pháp nhân. Đây có thể là vướng mắc pháp lý cần phải hướng dẫn hoặc hướng dẫn để thực hiện.

3. Điều 436. Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân

-  Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau đây đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử:

+ Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;

=> Như vậy, pháp luật hình sự chỉ quy định cho các cơ quan tố tụng được quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn của pháp nhân. Mặc dù có quy định về đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tại Điều 79 Bộ luật hình sự nhưng chưa thể hiện thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động vĩnh viễn pháp nhân phạm tội.  

 

Thứ hai, theo Luật doanh nghiệp 2014:

Một pháp nhân bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;

2. Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 18 của Luật này thành lập;

3. Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;

4. Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

5. Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.

=> Như vậy, với 5 trường hợp trên thì Nhật Cường tạm thời chưa thuộc trường hợp nào. Do đó việc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn Nhật Cường là không thể ở thời điểm hiện tại.

 

Thứ ba, trường hợp chủ sở hữu Nhật Cường bị bắt giam:

1. Theo khoản 5 Điều 13 Luật doanh nghiệp quy định

Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

2. Điều 77. Thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong một số trường hợp đặc biệt

Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật, thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty.

Như vậy với trường hợp chủ sở hữu Nhật Cường bị bắt giam, bị kết án tù thì cũng không thể đình chỉ hoạt động vĩnh viễn Công ty Nhật Cường, vì khi đó chủ sở hữu có quyền ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ theo luật định.

  • Có thể nhận định, dù sau này bị chứng minh phạm tội hình sự thì pháp luật hiện nay chưa đủ để ra quyết định đình chỉ hoạt động vĩnh viễn Nhật Cường sau khi bị khởi tố, truy tố, tuyên án (mặc dù có quy định đình chỉ hoạt động vĩnh viễn pháp nhân phạm tội theo Điều 79 Bộ luật hình sự nhưng chưa thể hiện thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động vĩnh viễn pháp nhân phạm tội). Tuy nhiên, có thể áp dụng Luật doanh nghiệp 2014 để ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, từ đó buộc Nhật Cường phải giải thể theo luật định.
  • Vấn đề quyền lợi của người lao động Nhật Cường sẽ được giải quyết theo Luật lao động, các luật khác liên quan.

 

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)