Tranh chấp quyền nuôi con trong trường hợp không đăng ký kết hôn xử lý thế nào?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Tranh chấp quyền nuôi con trong trường hợp không đăng ký kết hôn xử lý thế nào?

Hỏi:
Bạn tôi cưới vợ người Trung Quốc được 5 năm có một con nhưng không đăng kí kết hôn. Nay muốn li hôn thì quyền nuôi con thuộc về ai?

Trả lời:
Theo Điều 53, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, dù có đăng ký kết hôn hay không nhưng nếu có yêu cầu về con thì sẽ được xử lý như trường hợp ly hôn. Về nguyên tắc vợ, chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con; nếu không thỏa thuận được thì làm đơn yêu cầu Tòa án xem xét, quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi trên cơ sở căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con (Điều 81).
Trường hợp nếu hai người (vợ, chồng) không thể thoả thuận được với nhau thì toà án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Các quyền lợi đó có thể là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại…

23. Xác định thẩm quyền của Tòa án trong vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
Tôi đăng ký kết hôn ở Sở tư pháp thành phố Hồ Chí Minh. Nay tôi muốn đơn phương ly hôn với người chồng đang ở nước ngoài. Tôi phải nộp hồ sơ ly hôn ở Tòa án nào?
Gửi bởi: Hứa Thị Hoa
Trả lời có tính chất tham khảo
Khoản 1 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này. Như vậy, thẩm quyền của Tòa án sẽ được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, điểm g khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.
Về thẩm quyền theo cấp Tòa án: Căn cứ Điều 33, Điều 34, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có người ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài) thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố giải quyết.
Về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ: theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 được sửa đổi, bổ sung một số điều 2011 thì thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.
Tuy nhiên, trong trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì căn cứ điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 được sửa đổi, bổ sung một số điều 2011, nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết.
Tóm lại:
- Nếu bị đơn (người bị kiện) có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết;
- Nếu bị đơn (người bị kiện) không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết.


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)