Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260)
Theo điều 260, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm.
BÌNH LUẬN:
Tội phạm này xâm phạm vào những quy định của nhà nước về an toàn giao thông đường bộ, là những quy định nhằm đảm bảo an toàn giao thông vận tải, đảm bảo cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ được thông suốt, được tiến hành bình thường, bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của công dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, của các tổ chức và tài sản của công dân.
Tội phạm được thể hiện ở hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về an toàn giao thông vận tải đường bộ. Phương tiện giao thông đường bộ gồm các loại xe có động cơ: xe hơi, xe máy kéo, tàu điện bánh hơi, xe gắn máy và các loại xe chuyên dùng khác, ở nước ta phương tiện giao thông vận tải còn bao gồm cả những phương tiện giao thông vận tải thô sơ, không có động cơ, người dẫn dắt (xe thồ, xe đạp), xe được điều khiển bằng súc vật (xe bò, xe ngựa) hoặc người cưỡi súc vật… người điều khiển phương tiện giảo thông đường bộ được hiểu là người trực tiếp thực hiện các chức năng vận hành phương tiện để phương tiện chuyển động và tham gia giao thông: người lái xe ô tô, lái xe máy,… cũng có thể là người hướng dẫn cho học sinh lái xe thực hành trên đường.
+ Đi quá tốc độ, chở quá trọng tải quy định, tránh, vượt trái phép.
+ Đi không đung tuyến đường, phần đường
+ Vi phạm các quy định khác về an toàn giao thông vận tải: chuyên chở người, hàng không đúng trọng tải quy định…
Hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ rất đa dạng, khi xem xét hành vi phạm tội cần nghiên cứu những quy định cụ thể của nhà nước về an toàn giao thông đường bộ.
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Lưu ý: Nếu người điều khiển phương tiện giao thông cố ý sử dụng phương tiện để giết người, gây thương tích hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng, còn sử dụng phương tiện giao thông sẽ được coi là thủ đoạn để thực hiện tội phạm. Ví dụ: A muốn giết B nên đã dùng xe máy để đâm chết B khi B đang đi bộ trên đường, thì truy cứu trách nhiệm hình sự A về tội giết người theo Điều 93 BLHS, xe máy được coi là phương tiện để gây án.
Có thêm dấu hiệu là người tham gia giao thông đường bộ. Đây là điểm mới của BLHS 2015, theo đó người tham gia giao thông là khái niệm rộng hơn, bao gồm tất cả những người tham gia vào hoạt động giao thông vận tải đường bộ như: người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ (Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008). Quy định mới này xuất phát từ thực tế là tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông dẫn đến tai nạn giao thông ùn tắc giao thông nghiêm trọng, thậm chí chết người trong nhiều trường hợp đến từ những người tham gia giao thông.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí