Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý với giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Tội tham ô tài sản (điều 353)


Theo điều 353, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội tham ô tài sản như sau:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

e)Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Như vậy, đối với tội tham ô tài sản thì mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm,  tù chung thân hoặc tử hình


 

Bình luận

1. Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý với giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm

* Khách thể của tội phạm

Tội tham ô tài sản trực tiếp xâm hại hai quan hệ xã hội, đó là: (i) Xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội; (ii) Xâm phạm quan hệ sở hữu.

* Mặt khách quan của tội phạm

Được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

- Thủ đoạn phạm tội: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Nghĩa là người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như một phương tiện phạm tội để biến tài sản của Nhà nước thành tài sản của mình.

- Hành vi khách quan của tội phạm: Là hành vi chiếm đoạt tài sản, được thực hiện một cách công khai hoặc bí mật. Thông thường, để che dấu hành vi chiếm đoạt, kẻ phạm tội thường có hành vi sửa chữa sổ sách, chứng từ, lập chứng từ giả, tạo hiện trường giả, tiêu hủy hóa đơn, chứng từ, đốt kho chứa tài sản…

Đối tượng tác động của tội phạm phải thỏa mãn hai điều kiện, đó là:

+ Tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý khi người phạm tội có quyền chiếm hữu hợp pháp với tài sản.

+ Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng phải thỏa mãn một trong hai điều kiện:

++ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

++ Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục I Chương này (các tội tham nhũng), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Điểm mới trong quy định này là Bộ luật hình sự năm 2015 đã tăng mức định lượng về giá trị tiền, tài sản tham ô, nhằm bảo đảm sự phù hợp với tình hình phát triển mới về kinh tế - xã hội và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cụ thể           Bộ luật dân sự 2015 đã tăng mức định lượng giá tiền, tài sản tham ô ở tình tiết định tội từ 500.000.000 đồng ( trong Bộ luật hình sự năm 1999 trước đây) lên 2.000.000 đến 100.000.000 đồng; tăng định lượng giá trị tiền, tài sản tham ô ở tình tiết định khung tăng nặng từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng lên 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng cho hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng lên mức từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng cho hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, từ 500.000.000 đồng lên 1.000.000.000 đồng đối với hình phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

Bộ luật hình sự năm 2015 còn bổ sung thêm tình tiết định khung tăng nặng đối với trường hợp “ gây thiệt hại về tài sản ” (chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 1999) đối với mức định lượng giá trị như sau: gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng (phạt tù từ 07 năm đến 15 năm); gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng (phạt tù từ 15 đến 20 năm); gây thiệt hại về tài sản từ 5.000.000.000 đồng trở lên (phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình).

* Chủ thể của tội phạm

Phải thỏa mãn đầy đủ hai điều kiện, đó là: người phạm tội phải là người có chức vụ quyền hạn và là người có trách nhiệm quản lý tài sản. Khoản 6 Điều 353 còn bổ sung nhóm chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà còn tham ô tài sản, cũng bị xư rlys theo quy định tại Điều này.

Trên thực tế, chủ thể của tội tham ô tài sản thường thuộc ba nhóm sau:

Nhóm 1: Là người có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý kinh tế ( Ví dụ: thủ trưởng cơ quan, chánh văn phòng, trưởng phòng tài vụ, kế toán).

Nhóm 2: Những người đảm nhiệm công tác nghiệp vụ quản lý kinh tế tài chính (ví dụ: kế toán, thủ quỹ, thủ kho…)

Nhóm 3: Những người đảm nhiệm những công việc mang tính độc lập nhưng có khả năng trực tiếp tiếp cận với tài sản (Ví dụ:Người bảo vệ được quyền tiếp cận với tài sản, người lái xe chở hàng không có người áp tải).

* Mặt chủ quan của tội phạm

Là nỗi cố ý trực tiếp.

3. Về hình phạt

- người phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 353 thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Các tình tiết tăng nặng gồm:

- Đối với các trường hợp phạm tội thuộc định khung tăng nặng, bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, ngoài việc nâng định mức giá trị tài sản nhận hối lộ, bổ sung tình tiết gây thiệt hại về tài sản, Bộ luật hình sự năm 2015 còn sửa đổi tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” (theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999) thành “phạm tội từ 02 lần trở lên ” nhằm nâng cao tính răn đe và hiệu lực của chế tài. Cụ thể, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Có tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

+ Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 đến 20 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm , có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (theo Bộ luạt hình sự năm 1999, mức phạt tiền đối với tội danh này được quy định từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng).

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)