Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304)


Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

c) Làm chết người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

d) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.


 

Bình luận

        1. Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là hành vi làm ra, cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

        2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

        Tội phạm xâm phạm vào trật tự, an toàn xã hội qua việc xâm phạm vào các quy định độc quyền của nhà nước về chế tạo, quản lý vũ khí quân dụng, phiên tiện kỹ thuật quân sự, đe dọa đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

        * Mặt khách quan của tội phạm

        - Tội phạm được thể hiện hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

        + Hành vi chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự: đó là hành vi sản xuất, làm ra hoặc sửa chữa, lắp ráp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự trái phép.

        + Hành vi tàng trữ: là cất giữ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ở nơi ở, nơi làm việc…hoặc giấu giếm ở những nơi khác trái phép.

        + Hành vi vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là chuyển dịch vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự đến các địa điểm khác nhau khi không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

          + Hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là sử dụng những đối tượng này khi không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Thông thường vũ khí quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chỉ được trang bị cho lực lượng vũ trang và kèm theo giấy sử dụng hợp pháp.

        + Hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự: là đưa những đối tượng này ra buôn bán trao đổi bằng tiền hoặc những lợi ích vật chất khác khi không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

        + Hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là bằng các thủ đoạn khác nhau để có được những đối tượng này như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lén lút bí mật, lừa đảo,…

        + Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là những đối tượng được nhà nước quản lý chặt chẽ vì vậy mọi trường hợp chế tạo, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển  hoặc mua bán những đối tượng này không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều bị coi là trái phép. Việc quản lý chặt chẽ những đối tượng này nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân cũng như đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

        -Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi trên.

        Vũ khí quân dụng bao gồm những vũ khí được trang bị cho lực lượng vũ trang như súng, đạn, bom, mìn, lựu đạn, …Phương tiện kỹ thuật quân sự bao gồm các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng được trang bị phục vụ chiến đấu như máy bộ đàm, ra đa…

        Nếu các hành vi được thực hiện độc lập với nhau thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về từng hành vi cấu thành từng tội độc lập theo nguyên tắc phạm nhiều tội ( tội chế tạo vũ khí quân dụng, tội tàng trữ vũ khí quân dụng, tội mua bán vũ khí quân dụng…)

        * Mặt chủ quan của tội phạm

         Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, động cơ mục đích đa dạng nhưng không có mục đích chống chính  quyền nhân dân thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 109 Bộ luật hình sự.

        * Chủ thể của tội phạm

          Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)