Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239)

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239).


Theo điều 239, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam như sau:

1. Người nào đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;

b) Đưa từ 70.000 kilôgam đến dưới 170.000 kilôgam chất thải khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đưa từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;

c) Đưa từ 170.000 kilôgam đến dưới 300.000 kilôgam chất thải khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Đưa 5.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại khác;

b) Đưa 300.000 kilôgam trở lên chất thải khác.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 01 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm

Như vậy, đối với tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam thì mức phạt tù cao nhất lên đến 10 năm.


 

BÌNH LUẬN:

  1. Đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam là hành vi đưa các chất phế thải không được phép vào lãnh thổ Việt Nam gây nguy hiểm cho xã hội và được BLHS 2015 sửa đổi quy định.
  2. Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm:
  • Khách thể của tội phạm:
  • Khách thể của tội phạm này là các quy định về các chất thải độc hại nói chung và các chất thải trong danh mục bị cấm nhập, đưa vào lãnh thổ Việt Nam.
  • Đối tượng tác động là phế thải từ nước ngoài vào Việt Nam, gồm:

+ Chất thải nguy hại đặc biệt hoặc chất nguy hại thuộc Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 1.000 kilogam trở lên;

+ Chất thải nguy hại khác từ 3000 kilogam trở lên;

+ Chất thải khác từ 70.000 kilogam trở lên.

  • Mặt khách quan của tội phạm:
  1. Hành vi khách quan: Người phạm tội có thể thực hiện một trong hai hành vi khách quan sau:
  • Đưa phế thải không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
  • Cho nhập phế thải không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
  1. Hậu quả: Hậu quả không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
  2. Các dấu hiệu khách quan khác:

Ngoài hành vi khách quan, nhà làm luật còn quy định một dấu hiệu khách quan khác của tội phạm này, đó là: chất thải được nhập vào nước ta không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường với các tiêu chuẩn đã được lượng hóa cụ thể.

Căn cứ để xác định:

  • Chất thải nguy hại đặc biệt hoặc hóa chat nguy hại thuộc Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 1000 kilogam đến dưới 3000 kilogam hoặc chất thải nguy hại khác từ 3000 kilogam đến dưới 10.000 kilogam.
  • Chất thải khác từ 70.000 kilogam trở lên.
  • Chủ thể của tội phạm: gồm: cá nhân đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân thương mại.
  • Mặt chủ quan của tội phạm:
  • Lỗi cố ý
  • Các tình tiết tăng nặng:

+ Có tổ chức

+ Chất thải nguy hại đặc biệt hoặc chất thải nguy hại thuộc Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3000 kilogam trở lên hoặc chất thải nguy hại khác từ 10.000 kilogam trở lên

+ Chất thải khác từ 170.000 kilogam trở lên

+ Pháp nhân gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng hậu quả xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

+ Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm.

  1. Về hình phạt:
  • Đối với cá nhân:
  • Khung cơ bản: phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Khung tăng nặng:

+ Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

+ Khung tăng nặng thứ hai: phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

  • Đối với pháp nhân thương mại:
  • Khung cơ bản: phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Khung tăng nặng:

+ Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 01 năm;

+ Khung tăng nặng thứ hai: phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

+ Khung tăng nặng thứ ba: đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)