Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Tội cướp tài sản khác tội cưỡng đoạt tài sản thế nào?
Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 và tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự. Hai tội danh này đều có hành vi sử dụng hoặc sẽ sử dụng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
1. Đối với tội “cướp tài sản”:
Thì người phạm tội "dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”. Trong đó, dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá, trói, đâm, chém, bắn … hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng…. Đe dọa dùng vũ lực trong tội cướp tài sản còn tính đến yếu tố "ngay tức khắc”, tức là, nó có tính chất mãnh liệt hơn làm cho người bị đe dọa thấy rằng khi bị đe dọa nếu họ không làm theo yêu cầu của người phạm tội thì người phạm tội sẽ dùng vũ lực ngay với mình và họ sẽ không hoặc khó có điều kiện tránh khỏi, việc này.
2. Đối với tội “cưỡng đoạt tài sản”:
Thì hành vi của người phạm tội là "đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản”. Trong đó dùng vũ lực trong tội cưỡng đoạt được hiểu giống như dùng vũ lực trong tội cướp tài sản … Tuy nhiên sự khác nhau ở chỗ tội cưỡng đoạt tài sản chỉ là đe dọa dùng vũ lực nó có tính chất nhẹ hơn, người bị đe dọa cảm nhận được giữa hành vi đe dọa và việc dùng vũ lực có khoảng cách về thời gian.
3. Yếu tố dùng vũ lực:
Nếu như tội cướp tài sản thì hành vi dùng vũ lực được hiểu là ngay tức khắc và bị tê liệt, bị ép buộc gần như không chống cự được, không còn cách nào khác để chống lại, còn tội cưỡng đoạt tài sản thì hành vi đe dọa dùng vũ lực được hiểu là sẽ dùng vũ lực ở tương lai, có khoảng cách về thời gian, và người bị đe dọa có đủ thời gian để cân nhắc, đưa ra quyết định có làm theo hay không làm theo.
4. Xét về yếu tố “hành vi khác, thủ đoạn khác”:
5. Về hình phạt:
Liên hệ với Luật sư để được tư vấn miễn phí.
Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn:
Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí