Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

ĐIỀU 135. TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH


1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.

BÌNH LUẬN

1. Các dấu hiệu của tội phạm này cũng tương tự như trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại Điều 125 Bộ luật hình sự, chỉ khác nhau ở ý thức chủ quan của người phạm tội đối với hậu quả và hậu quả thực tế đã xảy ra (xem thêm Bình luận Điều 125 Bộ luật hình sự).

2. Cơ sở để xác nhận nạn nhân bị thương tích nặng hoặc bị tổn hại nặng đến sức khỏe là kết luận của Hội đồng giám định y khoa. Nếu ở nơi nào không có điều kiện tổ chức Hội đồng giám định y khoa thì có thể căn cứ vào Bảng tiêu chuẩn thương tật được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/09/2013 của Bộ y tế, Bộ Lao động, thương binh và xã hội để xác định tỷ lệ thương tật đối với người bị hại.

3. Người phạm tội chỉ có ý định gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân, chứ không mong muốn cho nạn nhân chết, nếu nạn nhân bị chết là nằm ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Đây là vấn đề rất khó xác định, bởi lẽ trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh, con người không còn đủ bình tĩnh sáng suốt để lựa chọn một cách ràng mạch có mong muốn hay không mong muốn cho nạn nhân chết. Thông thường, người phạm tội chỉ hành động với ý thức bỏ mặc cho hậu quả muốn ra sao thì ra, miễn là cho hả giận. Tuy vậy, thực tiễn xét xử vẫn có không ít trường hợp trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh người phạm tội vẫn còn đủ minh mẫn để lựa chọn hành vi chỉ gây thương tích cho nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân lại bị chết. Thí dụ: Nguễn Văn T nghi ngờ vợ mình ngoại tình với Nguyễn Văn Đ. Một lần, T bắt gặp vợ mình và Đ đang ôm hôn nhau, T liền dùng dao đâm nhiều nhát vào người Đ, vợ y thấy vậy ôm Đ đẩy ra thì bị trúng một nhát dao vào bụng. Thấy vậy, T vội đưa vợ vào bệnh viện cấp cứu, nhưng do bị ra nhiều máu, nên vợ của T đã chết sau đó 7 ngày. Trong trường hợp này, T hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng của vợ, nhưng vì quá bực tức nên dùng dao đâm Đ, chẳng may lại trúng vợ mình.

Các dấu hiệu khác như: trạng thái tình thần bị kích động mạnh, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội đều tương tự như đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)