Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam


Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài phán quyết liên quan đến cá nhân, tổ chức tại Việt Nam muốn được công nhận và thi hành tại Việt Nam phải cần thông qua các bước như sau:

 

1. Bước 1: Gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành

1.1. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên hoặc Tòa án Việt Nam có thẩm quyền quy định tại Bộ luật này để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự đó. (Trường hợp bất khả kháng thì thời gian được kéo dài hơn).

1.2. Kèm theo đơn phải có các tài liệu gồm:

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản án, quyết định do Tòa án nước ngoài cấp;

- Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những nội dung này;

- Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận kết quả tống đạt hợp lệ bản án, quyết định đó cho người phải thi hành;

- Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã được triệu tập hợp lệ trong trường hợp Tòa án nước ngoài ra bản án vắng mặt họ.

1.3.  Nơi nhận đơn yêu cầu:

- Bộ tư pháp Việt Nam, hoặc

- Tòa án có thẩm quyền

 

2. Bước 2: Thụ lý và xét đơn yêu cầu

2.1. Thụ lý đơn yêu cầu được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự về giải quyết việc dân sự.

2.2. Xét đơn yêu cầu được thực hiện theo thời gian như sau:

- Xét đơn yêu cầu: 04 tháng kể từ ngày thụ lý

- Kéo dài để chờ giải thích của người yêu cầu nếu có là không quá 02 tháng

- Thời gian mở phiên họp: 01 tháng kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Trong thời gian mở phiên họp Tòa án gửi hồ sơ cho viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ viện kiểm sát phải gửi lại hồ sơ cho Tòa án.

 

3. Bước 3: Phiên họp xét đơn yêu cầu

3.1. Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán thực hiện, trong đó một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

3.2. Thành phần tham gia:

- Viện kiểm sát

- Người được thi hành, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ; nếu một trong những người này vắng mặt lần thứ nhất thì phải hoãn phiên họp. Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành nếu người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có đơn yêu cầu Tòa án xét đơn vắng mặt hoặc người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

3.3. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án cấp sơ thẩm có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Chương VIII của Bộ luật tố tụng dân sự.

 

4. Bước 4: Gửi quyết định của Tòa án và kháng cáo, kháng nghị

4.1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định quy định tại khoản 5 Điều 438 của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng cấp.

4.2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định quy định tại khoản 5 Điều 438 của Bộ luật này, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng cấp. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 437 và khoản 5 Điều 438 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 07 ngày, của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được quyết định.

 


Liên hệ với Luật sư để được tư vấn miễn phí.

Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn:

Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)