Thủ tục chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần.
Trong quá trình hoạt động, liệu Doanh nghiệp có thể thay đổi loại hình tổ chức kinh tế hay không? Cách thức thay đổi như thế nào? Hệ quả pháp lý của thủ tục chuyển đổi này ra sao? Để giúp các Doanh nghiệp giải đáp các thắc mắc trên, Công ty Luật TNHH Hoàng Sa sẽ cung cấp cho bạn đọc về thủ tục pháp lý này.
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo những phương thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty TNHH có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo những phương thức sau:
- Chuyển đổi mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức cá nhân khác. Điều này có thể hiểu là không có sự thay đổi về vốn hoặc chủ sở hữu mà chỉ thực hiện thay đổi duy nhất một yếu tố là loại hình công ty.
- Chuyển đổi bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn: Trường hợp này ngoài thay đổi loại hình công ty còn có sự thay đổi về chủ sở hữu; đó là những tổ chức, cá nhân góp thêm vốn và tăng vốn điều lệ.
- Chuyển đổi bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp này tuy không có sự thay đổi vốn điều lệ nhưng có sự thay đổi về chủ sở hữu do có sự chuyển nhượng vốn.
- Kết hợp các phương thức trên.
2. Thành phần hồ sơ của thủ tục chuyển đổi CTTNHH thành CTCP: căn cứ theo khoản 4 Điều 25 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty chuyển đổi;
- Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;
- Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.
3. Trình tự thực hiện thủ tục chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần:
Bước 1:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng kí kinh doanh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.
Bước 2:
Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp; Trong thời hạn 5 ngày cơ quan đăng ký kinh doanh, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với công ty được chuyển đổi.
Bước 3:
Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
4. Liên hệ với Luật sư để được tư vấn miễn phí.
Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn:
Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:
MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
- Tập đoàn FPT (FPT Soft, FPT University, FPT shop, Fis ...).
- Công ty Bình Minh (Petro Bình Minh Quảng Ninh).
- Công ty TNHH Osco International (Nhật Bản).
- Tổng công ty Mỏ Việt Bắc - Tập đoàn TKV.
- Công ty CP Licogi13- CMC.
- Công ty CP đầu tư BizMan (Quảng Cáo ngoài trời).
- Công ty TNHH truyền thông Dolphin.
- Công ty Ô tô Hyundai Đông Nam.
- Công ty chứng khoán Vinashin.
- Công ty Dịch vụ bảo vệ Đông Nam Á - SeaBank AMC.
- Constrexim Holding.
- Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MBBank).
- Ngân hàng ShinhanBank tại Việt Nam.
- Công ty giáo dục quốc tế Nhật Bản (tư vấn du học).
- Công ty VnTrip OTA.
- & các cá nhân, tổ chức là thân chủ/ khách hàng của Công ty Luật Hoàng Sa tham gia tố tụng tại tòa án, cơ quan tố tụng khác.