Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tổng hợp tại trung tâm thương mại, siêu thị.
1. Trình tự, thủ tục thực hiện việc cấp giấy chứng nhận:
- Các cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp (quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương về Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương) ở trung tâm thương mại, siêu thị vừa sơ chế, chế biến phục vụ kinh doanh thực phẩm tại chỗ (các loại bánh từ bột, sơ chế, đóng gói thịt gia súc gia cầm, thủy hải sản, rau, củ, quả), vừa kinh doanh thực phẩm tổng hợp, dịch vụ ăn uống tại chỗ nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho Sở Công Thương Hà Nội trực tiếp hoặc theo đường bưu điện theo địa chỉ Sở Công Thương Hà Nội.
- Trình tự cấp Giấy chứng nhận:
+ Sở công thương tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ.
Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.
+ Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi kết quả thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận;
Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 (ba) đến 05 (năm) thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên làm công tác chuyên môn hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.
+ Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở
Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở;
Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
+ Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở
Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm;
Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi) ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu 3 về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục;
Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;
Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 (một) bản và cơ sở giữ 01 (một) bản.
+ Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 07 (bẩy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu quy định.
2. Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/QH12/2010 ngày 17/6/2010;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Nghị Định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
- Thông tư 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe.
- Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của UBND Thành phố Hà Nội Ban hành Quy định phân công trách nhiệm quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bao gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo Mẫu 1);
b. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Bản sao có xác nhận của cơ sở);
c. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm (theo Mẫu 2);
d. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm (Bản sao có xác nhận của cơ sở);
e. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh do cơ sở y tế cấp quận/huyện và tương đương trở lên cấp (Bản sao có xác nhận của cơ sở) .
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Lệ phí:
* Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: 500.000 đồng/lần/cơ sở.
* Phí thẩm định, kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm:
Mức phí phụ thuộc vào doanh thu của cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến được quy định:
Doanh thu ≤100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đồng/lần/cơ sở;
Doanh thu >100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đồng/lần/cơ sở;
* Lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: 150.000 đồng /lần cấp.
Thời gian giải quyết: 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
4. Liên hệ với Luật sư để được tư vấn miễn phí.
Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn:
Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:
MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí