Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Thụ lý vụ án, phân công giải quyết vụ án dân sự.
1. Điều kiện thụ lý vụ đơn khởi kiện
Việc thụ lý đơn khởi kiện cũng đồng nghĩa với việc thụ lý vụ án, vì vậy các điều kiện để thụ lý đơn khởi kiện cũng là các điều kiện để thụ lý vụ án dân sự. Cụ thể như sau:
Đó là những điều kiện cơ bản và quan trọng để Tòa thụ lý đơn khởi kiện, nếu thực hiện không đúng thủ tục, tòa sẽ không thụ lý và tiến hành trả lại đơn khởi kiện.
2. Trình tự, thủ tục thụ lý vụ đơn khởi kiện
* Nhận và xét đơn khởi kiện
- Về việc nộp đơn của đương sự:
Theo quy định tại Điều 167 BLTTDS và Mục 6 Phần 1 Nghị quyết 02/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 có quy định như sau:
“Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn”.
Điều 166 BLTTDS quy định về việc đương sự nộp đơn của đương sự dưới hai phương thức:
Người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Tòa án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 166 thì Tòa án sẽ ghi ngày, tháng, năm người khởi kiện nộp đơn vào sổ nhận đơn. Và ngày khởi kiện sẽ được xác định là ngày nộp đơn.
Và người khởi kiện gửi đơn đến Tòa án qua bưu điện (điểm b khoản 1 Điều 166); ngày khởi kiện được xác định là ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Trường hợp không xác định được thời gian theo dấu bưu điện trên phong bì thì Tòa án phải ghi chú trong sổ nhận đơn là “không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện”. Và ngày khởi kiện được xác định là ngày Tòa nhận được đơn do bưu điện chuyển đến.
- Về vấn đề phân công người xem xét đơn khởi kiện:
Theo quy định tại tiểu mục 6.3 Phần 1 Nghị quyết 02/2006 thì: Chánh án hoặc Phó chánh án được chánh án ủy nhiệm (và Chánh tòa hoặc phó chánh tòa được chánh án ủy quyền đối với Tòa án nhân dân tỉnh) phân công cho một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện sẽ phải ra một trong các quyết định sau:
* Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện
Điều 169 BLTTDS có quy định: “trong trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS thì tòa án thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do tòa án ấn định nhưng không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt, tòa án có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày”.
Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi bổ sung thì đơn khởi kiện theo đúng quy định của bộ luật thì tòa án sẽ tiếp tục thụ lý, còn nếu không chịu sửa đổi bổ sung thì tòa sẽ trả lại đơn kiện cùng chứng cứ, tài liệu kèm theo.
* Xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện
Điều 171 BLTTDS quy định: “sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì tòa phải xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến tòa làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Tòa dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa án về việc nộp tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí”.
* Về việc vào sổ thụ lý vụ án dân sự
Khi người khởi kiện nộp cho tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án ra quyết định thụ lý vụ án và vào sổ thụ lý vụ án dân sự. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo.
Như vậy, có thể thấy, bộ luật quy định khá chặt chẽ về thủ tục thụ lý vụ án dân sự. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý. Bởi đây là công việc đầu tiên của tòa án trong quá trình tố tụng. Nó là cơ sở để tòa án thực hiện các công việc tiếp theo theo nhiệm vụ quyền hạn của mình.
3. Quy định về trả lại đơn khởi kiện
Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện
Được quy định cụ thể tại Điều 168; khoản 2 Điều 169 BLTTDS và Mục 7, tiểu mục 8.4; 8.5 Nghị quyết 02/2006. Cụ thể như sau:
Việc trả lại đơn khởi kiện này sẽ được tòa thực hiện bằng văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện
Điều 170 BLTTDS quy định: “trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do chánh án tòa án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với chánh án tòa án đã trả lại đơn khởi kiện”.
Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại về việc trả lai đơn khởi kiện, chánh án tòa án phải giải quyết khiếu nại. Tùy trường hợp chánh án tòa án ra quyết định giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện hoặc nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ để thụ lý vụ án dân sự
4. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
Theo quy định tại Điều 176 BLTTDS, phản tố là quyền kiện lại nguyên đơn của bị đơn. Và “cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn”. Yêu cầu đó được chấp nhận trong các trường hợp sau:
Đó là những trường hợp Tòa tiến hành trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Thực tế, các vụ việc này diễn ra ngày càng gia tăng, cần có sự quản lý thống nhất và chặt chẽ trong lĩnh vực này.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí