Bộ Luật Hình sự năm 2015 có quy định tại khoản b Điều 52, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Hỏi:

Thế nào là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp?

Tôi hiện tại đang làm công nhân cho một công ty X. Từ ngày 20/8/2021 đến ngày 26/8/2021, tôi có trộm cắp tài sản 6 lần ở công ty X. Vậy trong trường hợp trên, hành vi trộm cắp tài sản từ 5 lần trở lên của tôi có được xem xét là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự do “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” không? Tôi có thể bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn!

 

Trả lời:

Bộ Luật Hình sự năm 2015 có quy định tại khoản b Điều 52, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại (thời điểm tháng 8 năm 2021) vẫn chưa có quy định, văn bản pháp lý nào quy định rõ về tình tiết này. Do vậy, áp dụng quy định tại mục 5.1 Điều 5 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP của tòa án nhân dân tối cao để xác định khung tình tiết tăng nặng này.

Theo đó:

“5.1. Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;

Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính”.

5.2. Khi áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp", cần phân biệt:

a. Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

Ví dụ: B đã bị kết án về tội “trộm cắp tài sản”, nhưng chưa chấp hành hình phạt hoặc sau khi chấp hành xong hình phạt, trong một thời gian, B lại liên tiếp thực hiện bốn vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên). Trong trường hợp này, B phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng ba tình tiết tăng nặng là “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

b. Đối với tội phạm mà trong điều luật có quy định tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” là tình tiết định khung hình phạt thì không được áp dụng tình tiết đó là tình tiết tăng nặng tương ứng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự. Trường hợp điều luật không có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt thì phải áp dụng là tình tiết tăng nặng tương ứng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự.

Trong trường hợp này, bạn đang có công việc chính là làm công nhân tại công ty X, nguồn thu nhập chính của bạn là từ tiền lương, tiền công làm công nhân, hành vi trộm cắp tài sản của bạn không phải là để lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính do đó không đủ điều kiện để áp dụng tình tính “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

Hành vi phạm tội của bạn sẽ bị xử lý về tội Trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)