Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế của UBND cấp xã.
Theo quy định tại Điều 28 và Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi VPHC, bao gồm:
Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
Điểm a Khoản 1 Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng quy định “Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền ra quyết định cưỡng chế”. Khoản 1 Điều 88 quy định: “Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới”.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thi hành cưỡng chế với các hình thức xử phạt hành chính do mình ra quyết định.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí