Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Sự kiện bất khả kháng được miễn phạt, miễn bồi thường thiệt hại.


Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép

Thông thường, khi thiệt hại xảy ra trên thực tế thì người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện:

1. Có hành vi vi phạm cam kết;

2. Có lỗi của bên vi phạm;

3. Có thiệt hại xảy ra trên thực tế;

4. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra.

(Điều 303 Luật thương mại 2005)

  • Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ, có hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra trên thực tế nhưng không phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Đó chính là khi vi phạm do sự kiện bất khả kháng. Trong pháp luật hợp đồng, điều khoản bất khả kháng được xem là một trong những điều khoản quan trọng mà các bên cần soạn thảo kĩ lưỡng.
  • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 161 Bộ luật Dân sự 2005 thì: "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép." Từ định nghĩa này có thể hiểu đơn giản, bất khả kháng là sự kiện mà các bên không thể lường trước được, tức là nằm ngoài khả năng tính toán của các bên.
  • Có ba loại sự kiện bất khả kháng thường gặp nhất, đó là:

+ Thiên tai. Ví dụ: Ví điều kiện thời tiết mà bên A không thể tiến hành đúng tiến độ dự án như đã thỏa thuận.

+ Chiến tranh. Ví dụ: Cuộc khủng bố Mỹ 11/9/2001 làm cho các bên giao dịch trước đó không thể thực hiện được hợp đồng.

+ Quyết định chính trị, thay đổi pháp luật. Ví dụ: Cuối năm 2015, A và B có thỏa thuận mua bán mặt hàng X. Đến khi B nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì không được, vì nhà nước Việt Nam đã ra quyết định cấm nhập khẩu hàng hóa X.

  • Trong một số hợp đồng, ngoài việc thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng, kèm theo nó còn có thỏa thuận về thông báo trong trường hợp xảy ra sự kiện này và hậu quả của việc không thông báo. Ví dụ như mất quyền được miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng nên:
  • Gửi đến bên kia thông báo về sự kiện bất khả kháng trong thời hạn đã thỏa thuận hoặc trong một khoảng thời gian hợp lý;

Điều 294 Luật thương mại 2005. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)