Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG.


1. Định nghĩa:

- Bộ luật dân sự 2005 (đã thay đổi bằng Bộ luật dân sự 2015) quy định “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”.

- Luật thương mại 2005 quy định “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật thương mại”. Như vậy, định nghĩa về phạt vi phạm của cả 2 luật là giống nhau, đều chỉ một khoản tiền mà bên vi phạm nghĩa vụ trả cho bên kia nếu cả 2 bên có thoả thuận điều này.

- Bộ luật dân sự 2005 không có định nghĩa về bồi thường thiệt hại. Luật thương mại 2005 thì định nghĩa “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”. Vận dụng các quy định có liên quan trong Bộ luật dân sự 2005 thì khái niệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại của Luật thương mại 2005 cũng tương tự như bồi thường thiệt hại cho các hợp đồng dân sự, đều chỉ nghĩa vụ phải bù đắp những tổn thất do việc vi phạm hợp đồng gây ra.

 

2. Sự khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:

- Về mặt khái niệm, phạt vi phạm chỉ một khoản tiền mà bên vi phạm nghĩa vụ phải trả cho bên kia. Như vậy, khoản tiền này không liên quan gì đến tổn thất mà bên kia phải chịu. Còn bồi thường thiệt hại chỉ việc bồi đắp những tổn thất mà bên vi phạm nghĩa vụ phải làm. Như vậy, về nguyên tắc, phải có thiệt hại mới phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Còn với phạt vi phạm, không có thiệt hại thì vẫn phát sinh nghĩa vụ trả tiền.

- Về mặt mục đích, phạt vi phạm được đặt ra để răn đe bên kia cố gắng tuân thủ hợp đồng. Còn bồi thường thiệt hại nhằm bù đắp tổn thất mà bên bị vi phạm phải chịu.

- Về căn cứ xác định trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phát sinh khi hội tụ đủ 4 yếu tố sau: có hành vi vi phạm hợp đồng, lỗi, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra. Tất nhiên là vẫn có ngoại lệ nếu các bên thoả thuận khác.

- Trách nhiệm phạt vi phạm phát sinh chỉ cần 2 yếu tố: có hành vi vi phạm hợp đồng và lỗi. Thực tế, đôi khi một bên có lỗi và hành vi vi phạm hợp đồng nhưng không có thiệt hại xảy ra. Lúc này sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, còn trách nhiệm trả tiền phạt vi phạm sẽ phát sinh nếu 2 bên có thoả thuận về điều này. Cần lưu ý là chỉ khi có thoả thuận về phạt vi phạm thì mới phát sinh trách nhiệm phạt vi phạm. Còn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì dù trong hợp đồng, 2 bên không thoả thuận về điều này thì khi hội tụ đủ 4 yếu tố trên thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn xảy ra. Tất nhiên là pháp luật vẫn dành cho các bên được quyền thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

3. Thế nào là vi phạm hợp đồng:

Về nguyên tắc, chỉ khi vi phạm hợp đồng mới xuất hiện trách nhiệm phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Do đó, xác định thế nào là vi phạm hợp đồng là cực kỳ quan trọng.

Luật thương mại 2005 quy định “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”. Về mặt lý luận, vi phạm hợp đồng dẫn đến phát sinh nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm phải là vi phạm cơ bản, tức là “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, hiện nay chưa có quy định nào bắt buộc phải là vi phạm cơ bản thì mới phát sinh trách nhiệm phạt vi phạm. Do đó, bên bị vi phạm hoàn toàn có quyền yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt vi phạm cho dù đó không phải là vi phạm cơ bản. Vì khi một vi phạm mà không ảnh hưởng tới mục đích của việc giao kết hợp đồng, không có thiệt hại thì theo nguyên tắc thiện chí, hợp tác của Bộ luật dân sự 2005, các bên nên tiếp tục cùng nhau thực hiện hợp đồng thay vì “chăm chăm” tìm cách phạt tiền lẫn nhau, ảnh hưởng tới sự bền vũng trong quan hệ của 2 bên.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)