Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn hai loại hình này và lựa chọn cho mình loại hình doanh nghiệp phù hợp để đăng ký doanh nghiệp. Công ty Luật TNHH Hoàng Sa sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.
Một số khái niệm
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình công ty gồm tối thiểu 2 thành viên và tối đa không quá 50 thành viên góp vốn thành lập vào công ty và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty ( khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014)
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đổi vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. (Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014)
Những điểm khác nhau của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần
1. Số lượng thành viên:
Số lượng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định là từ 2 người trở lên và không vượt quá 50 người. Trong khi đó, số lượng thành viên của công ty cổ phần chỉ quy định tối thiểu là 3 người mà không quy định số lượng số lượng tối đa.
Qua đây có thể thấy rằng, loại hình công ty cổ phần mô hình sẽ lớn hơn công ty TNHH hai thành viên trở lên. Do vậy, để cân nhắc lựa chọn thành lập công ty, bạn đọc có thể tham khảo tiêu chí này để lựa chọn loại hình phù hợp.
2. Cấu trúc vốn:
trong công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, vốn điều lệ không chia thành cổ phần hay cổ phiếu, tỷ lệ vốn góp có thể là những phần không bằng nhau. Nhưng đến công ty cổ phần có sự khác biệt đó là Vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được ghi nhận bằng cổ phiếu.
3. Huy động vốn:
Trong khi công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn thì công ty TNHH hai thành viên trở lên lại không lựa chọn được hình thức này. Hình thức phát hành cố phiếu là một trong các cách huy động vốn vô cùng tốt. Điều này nói lên phần nào về mô hình của loại công ty cổ phần. hình thức phát hành cổ phiếu có tính chất hiệu quả rất lớn cho mô hình công ty cổ phần với hoạt động sản xuất kinh doanh có quy mô lớn hơn của nhà đầu tư
4. Hoạt động chuyển nhượng vốn:
Đối với công ty cổ phần, cổ đông được tự do chuyển nhượng, trừ một số trường hợp nhất định, đó là:
-Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.(khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014)
- Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.( khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014)
Trong khi đó chuyển nhượng cổ phần trong công ty TNHH có hạn chế. Đó là, chuyển nhượng cho thành viên trước rồi mới cho người ngoài trừ trường hợp yêu cầu công ty mua lại mà các thành viên công ty không mua trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.
5. Mua lại phần vồn đa góp:
Xét với công ty TNHH ,việc mua lại chỉ phát sinh khi có yêu cầu của thành viên mà thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành nghị quyết của Hội đồng thành viên về một số vấn đề quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2014:
-Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên.
-Tổ chức lại công ty
-các trường hợp quy định tại Điều lệ của công ty.
Đối với công ty cổ phần có phần thoải mái hơn đó là việc mua lại có thể xuất phát từ một trong hai bên (công ty quy định mua lại hoặc thành viên yêu cầu).
Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn:
Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí